Cờ Tướng

Tin Tức

Kĩ Niệm 35 Năm ngày 30 tháng 4 GPMN

Friday, December 17, 2010

Mô Hình Sụp Đổ của Chế Độ C.S. Tại VN

Có rất nhiều chỉ dấu báo trước sự cáo chung của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Những thực trạng xãy ra tại VN hiện nay rất phù hợp và tương tự như tình hình ở Liên Sô và các nước Đông Âu trước khi tan rã. Ta thử lược qua vài chỉ dấu đưa đến sự sụp đổ của chế độ CS tại VN trước khi bàn đến sự sụp đổ này sẽ diễn ra trong bối cảnh như nào.
Sai Lầm Về Chủ Nghĩa Đưa Đến Chính Sách Khinh Miệt Toàn Dân
Từ ngàn xưa trong đạo trị quốc, từ Đông sang Tây bao giờ một quốc gia muốn cường thịnh, xã tắc cơ đồ muốn bền vững, cấp lãnh đạo đều phải lấy dân làm trọng. Do đó mà Mạnh Tử hơn 2.300 năm trước đã có câu “Dân vi quý, Xã Tắc thứ chi, Quân vi khinh”. Câu nói trên có ý rằng Dân là quý (trọng) nhất, kế đến là Sơn Hà Xã Tắc (Quốc Gia) và sau cùng mới đến Vua (Người Lãnh Đạo). Đế quốc La Mã được hùng cường trong một thời gian dài cũng là nhờ biết tổ chức xã hội theo mô thức dân chủ và lấy ý kiến của dân (Citizen) làm chính sách.
Chủ nghĩa Cộng Sản, về căn bản đã không tôn trọng con người. Lý tưởng Cộng Sản là mục tiêu tối thượng trong khi con người chỉ là phương tiện thực hiện cải tạo xã hội. Phối hợp với Biện Chứng Pháp, con người rõ ràng chỉ là công cụ để thực hiện chủ nghĩa không tưởng đó mà thôi.
Vì quá quen thuộc với cách hành xử độc đoán và coi rẽ người dân, Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm trầm trọng nguyên tắc lấy dân làm gốc mà tất cả các nước Dân Chủ Tự Do đều tôn trọng. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (1) là một văn kiện xiển dương nhân quyền quan trọng nhất của nhân loại ngày nay. Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Quốc nhưng hoàn toàn không tôn trọng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này. Đó là sự khinh miệt các quyền căn bản của toàn dân Việt Nam và lừa dối thế giới.
Từ nguyên thủy, đảng CSVN nắm quyền cai trị toàn dân không qua bất cứ một cuộc bầu cử dân chủ nào. Không một chức vụ công quyền từ thượng tầng đến cơ sở mà người dân được quyền ứng cử, ngoài trò hề “Đảng cử, Dân bầu”, kể cả Quốc Hội đại diện cho dân. Điều 83 của Hiến pháp CSVN 1992 xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam... Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Nhưng người dân có được quyền tự ứng cử làm Đại Biểu Quốc Hội hay không?
Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã từng nạp đơn xin ứng cử làm Đại Biểu Quốc Hội nhưng không bao gìờ được đảng cầm quyền chấp thuận. Không cho người dân thường được quyền tham chính, đó là một sự khinh miệt trầm trọng nhất vai trò của người dân trong hệ thống công quyền của CSVN.
Những quyền căn bản khác của người dân như quyền được biết những Hiệp Ước ký kết với ngoại bang về biên giới lãnh thổ và lãnh hải, quyền được thể hiện lòng yêu nước qua việc biểu tình phản đối ngoại bang chiếm cứ biển đảo của Việt Nam đều bị cấm đoán. Những quyền công dân khác như quyền có ý kiến về việc khai thác Bauxite gây nguy hại môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến ngưới dân, chưa kể đến vấn đề an ninh quốc gia.
Việc cho ngoại bang thuê rừng đầu nguồn làm thiệt hại tài nguyên và có nguy cơ mất đất biên giới vĩnh viễn. Dự án Đường Cao Tốc vay mượn tốn kém phải trả hàng mấy thế hệ. Thất thoát tài sản quốc gia qua tập đoàn Vinashin hàng chục tỷ USD v..v… Người dân thường lúc nào cũng bị cấm đoán không được bàn tới vì đó là “bí mật quốc gia” hoặc “vấn đề nhạy cảm”. Đây là sự khinh miệt vai trò của người công dân trước sự tồn vong của đất nước. Quyền tự quyết tối thượng của dân tộc để được bảo vệ tổ quốc và bảo vệ các thế hệ tiếp nối mai sau bị ngăn cấm một cách trắng trợn.
Những quyền căn bản khác được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền luôn luôn bị chà đạp. Chẳng hạn quyền Tự Do Ngôn Luận: Cả một xã hội hơn 80 triệu con người Việt Nam tuyệt đối không có lấy một tờ báo hay cơ quan truyền thông tư nhân nào! Những quyền khác như Tự Do Tín Ngưỡng, Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Phát Biểu, Tự Do Lập Hội v..v… hoàn toàn bị kềm chế! Đó là sự kinh miệt quốc dân và lừa dối dư luận.
Khủng Hoảng Kinh Tế Gây Ra Bởi Tập Đoàn Bất Tài Tham Nhũng
Việt Nam được cai trị bởi 15 Ủy Viên Bộ Chính Trị và 160 Ủy Viên Trung Ương đảng CSVN. Đây là một tập đoàn hoàn toàn được bè phái cất nhắc dựa trên lòng trung thành và phe cánh nên khả năng và học vấn chỉ là yếu tố phụ thuộc. Không một Ủy Viên nào được người dân tín nhiệm bầu lên nên điều hiển nhiên là các Ủy Viên này không có bổn phận phải phục vụ nhân dân mà chỉ có nghĩa vụ với bè phái và người đở đầu mà thôi!
Đại đa số trong 15 thành viên Bộ Chính Trị đều có trình độ học vấn rất thấp và không thông hiểu các định luật kinh tế, không có khả năng ngoại ngữ để nghiên cứu. Hầu hết chưa vượt qua trình độ Trung Học Phổ Thông nhưng theo danh sách cung cấp bởi đảng CSVN cho biết trong 15 thành viên này, 5 người có bằng Tiến Sĩ, 10 người còn lại đều có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Thật ra hầu hết đều là những bằng cấp được gọi là “Tại Chức”, có nghĩa là vừa công tác vừa học thêm. Một cán bộ cao cấp càng cần giữ thể diện với nhân dân và thuộc cấp nên vấn đề bằng cấp cũng ưu tiên thuộc về diện “chính sách”.
Với một tập đoàn lãnh đạo toàn “trí thức” của Bộ Chính Trị đảng CSVN như vừa kể, cộng thêm quyền lực tuyệt đối không một cơ quan nào kiểm soát được, kể cả Quốc Hội, guồng máy tham nhũng mặc tình vơ vét. Từ tài sản công biến thành của riêng qua chính sách “Hoá Giá” (bán rẽ cho cán bộ), đất đai tài sản nhân dân bị “Quy Hoạch” (bồi thường rẻ mạt giống như xung công) chuyển giao cho “Tập Đoàn” gồm toàn thân nhân giòng họ của Lãnh Đạo. Cho thuê biển, thuê rừng. Đơn cử một thí dụ: Dự án “đường cao tốc Bắc Nam” sau khi hoàn tất tốn khoảng 56 đến 60 tỉ USD, nếu tính theo lạm phát phí tổn có thể cao hơn. Như vậy hợp đồng khi duyệt ký Thủ Tướng được bao nhiêu phần trăm? Nên nhớ chỉ 1% thôi cũng đã là 600 triệu USD rồi. Đó cũng là lý do vì tranh ăn nên phe “Thủ Tướng” bị thất thế tại Quốc Hội.
Với trình độ kém cỏi và lòng tham lam vô độ như thế, nền kinh tế Việt Nam XHCN không “Xuống Hố Cả Nước” mới thật là chuyện lạ!
Khát Vọng Dân Chủ Của Toàn Dân
Khát vọng Dân Chủ là bản năng tự nhiên của tất cả mọi dân tộc trên hoàn vũ, không riêng gì dân tộc Việt Nam. Trong lúc cả thế giới đang tiến dần đến Toàn Cầu Hóa, internet được sử dụng rộng rãi khắp mọi nhà thì tại Việt Nam và Trung Quốc tường lửa hiện diện khắp mọi nơi. Yahoo và Google bị ép buộc phải cung cấp tin tức của các nhà bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, khát vọng Dân Chủ tại Việt Nam lúc nào cũng bỏng cháy qua các nhà hoạt động Dân Chủ, đa số là trí thức gồm Bác Sĩ, Luật Sư, Nhà Văn, Ký Giả, Linh Mục, Thượng tọa... Nhiều nhà tranh đấu bị bắt bớ, tù đày và bị quản thúc tại gia như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Độ, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ… Tội của họ là yêu nước và đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho dân tộc Việt Nam.
Các Bloggers mấy năm gần đây gần như không còn sợ hãi. Nhiều người bị bắt giam như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, anh Ba Sàigòn tức luật sư Phan Thanh Hải v..v…hoặc bị hăm dọa như Mẹ Nấm Lê Thị Như Quỳnh, Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu…
Qua những nhận định trên về tính cách độc tài toàn trị đưa đến kinh miệt người dân, tập đoàn bất tài tham nhũng khiến đất nước cạn kiệt tài nguyên, kinh tế càng khủng hoảng đời sống người dân càng khốn khó, cộng thêm với khát vọng Dân Chủ của toàn dân… Tất cả sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Câu hỏi đặt ra là:
CSVN Sẽ Sụp Đổ Theo Cách Thế Của Liên Sô Năm 1990?
Tình hình Việt Nam ngày càng gần giống như tình trạng Liên Sô trước khi sụp đổ. Sự đổi mới nửa vời, thiếu cởi mở chính trị, tham nhũng lan tràn, đồng tiền mất gía và nạn lạm phát trầm trọng, nhất là gía cả thực phẩm lên cao cùng cực. Sự phẩn nộ của toàn dân, kể cả một số cán bộ đảng CS, gần như không còn kềm chế nổi.
Tháng 5 năm 1990 gió đổi chiều trên Liên Bang Sô Viết. Boris Yeltsin được bầu làm chủ tịch chủ tịch đoàn Sô Viết Tối Cao (chủ tịch Quốc Hội Liên Bang) và Mikhail Gorbachev đang làm Tổng Bí Thư đảng kiêm Chủ Tịch nước. Do chính sách Glasnost (cởi mở và tự do phát biểu) và Perestroika (tái cấu trúc) mà nhóm bảo thủ chống lại Gorbachev và muốn làm đảo chánh. Trước đó một năm, Đặng Tiểu Bình, một lãnh tụ cấp tiến Trung Hoa Đỏ, vào tháng 6-1989 đã ra lệnh cho quân đội thẳng tay tàn sát phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.
Tháng 8-1991 khi Gorbarchev bị giữ tại Crimea. Boris Yeltsin và đám đông dân chúng can đảm chống lại phe “đảo chánh". Đài truyền hình ABC phát hình toàn thế giới cảnh Diane Sawyer phỏng vấn Boris Yeltsin bên trong toà nhà Sô Viết Tối Cao trong khi đoàn chiến xa bao vây bên ngoài sẵn sàng nhả đạn. Tình hình cực kỳ căng thẳng. Một vụ Thiên An Môn thứ nhì sắp sửa xãy ra trong cái nôi Cộng Sản? Nhưng sau đó, lực lượng “đảo chánh” rút lui trước khí thế của đám đông dân chúng quyết tâm bảo vệ nền Dân Chủ non trẻ vừa mới thành hình.
Chế độ Cộng Sản coi như cáo chung! Trước ống kính truyền hình, Boris Yeltsin đứng trên chiến xa bên ngoài toà nhà Quốc Hội đọc bài diễn văn trong đó có một câu để đời “Cộng Sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó”. Cả thế giới thở phào nhẹ nhõm. Thành trì Cộng Sản đã thực sự sụp đổ từ đây! Chấm dứt 40 năm chiến tranh lạnh mấy lần suýt hủy diệt nhân loại bởi vũ khí hạt nhân.
Hiện nay Hoa Kỳ đang thay đổi chính sách tại Á Châu và nhất là tại Đông Nam Á. Hoa Kỳ đã có thái độ cứng rắn hơn với Trung Cộng trong khi xích lại gần hơn với Việt Nam. Mọi người Việt từ quốc nội cho đến khắp mọi nơi trên thế giới cùng bày tỏ niềm hân hoan và hy vọng cho cuộc liên minh và đối đầu mới này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoài nghi về tính khả thi này của CSVN. Đây là một chế độ chuyên chế, độc tài toàn trị và cực kỳ tham nhũng.
CSVN muốn kéo dài thời gian thống trị hết đời con sang đến đời cháu vinh thân phì gia nên ngày càng lệ thuộc Trung Cộng và càng tỏ ra nhu nhược đớn hèn. CSVN chấp nhận thà mất Nước chứ không để mất Đảng!!! Rất khó cho cấp lãnh đạo CSVN phải hy sinh quyền lực và đời sống vương giả để chịu hy sinh cho nền độc lập vững bền cho dân tộc bằng cách bước ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng. Sau đại hội 11, đảng CSVN cũng vẫn ở vào vị trí chư hầu như từ trước đến nay vì các lý do sau:
- Chưa có một lãnh tụ CSVN nào đủ tầm vóc thực hiện đổi mới như Mikhail Gorbachev qua Perestroika và Glasnost. Người lãnh đạo đó phải dám nói “không” với CS Trung Hoa và thực hiện đúng mức chính sách liên kết với Hoa Kỳ và Đông Nam Á để bảo vệ tổ quốc. Phải chấp nhận có tiếng nói đối lập và lắng nghe đối lập. Phải bỏ điều 88 bộ luật hình sự dùng để khép tội những nhà bất đồng chính kiến và để đàn áp các Bloggers. Người lãnh tụ đó phải có bản lãnh và can đảm từ chức như Gorbachev đã làm khi Liên Bang Sô Viết tan rã. Một vài nhà phân tích ngoại quốc cho rằng Nguyễn Chí Vịnh có thể đóng được vai trò này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều rất hoài nghi về tâm địa và thủ đoạn của Vịnh. Không khéo đây là một Lê Chiêu Thống tân thời sẳn sàng đem dâng sơn hà cho giặc... Phải chờ sau đại hội 11 để Vịnh chính thức vào Trung Ương đảng và sau đó được đề cử vào Bộ Chính Trị. Nhưng phần chắc là vận mạng dân tộc sẽ thê thảm hơn nhiều trước thành tích của Vịnh trong Tổng Cục 2 (tình báo quân đội) và những thập thò trao đổi tin tức với Cục Tình Báo Hoa Nam.
- Cấp lãnh đạo CSVN chưa sẵn sàng từ bỏ quyền lực để chấp nhận một lãnh tụ kiểu “Boris Yeltsin Việt Nam”. Điểm qua các thành phần lãnh đạo CSVN tham gia đại hội 11 sắp tới, ta chỉ thấy xoàng xỉnh, không một khuôn mặt sáng gía nào có thể mạnh dạn đứng ra bảo vệ sự độc lập của Quốc Hội (dù đó chỉlà Quốc Hội bù nhìn được đề cử bởi Mặt Trận Tổ Quốc). Quốc Hội CSVN phải thực sự giám sát việc làm của đảng CSVN. Phải có kiến thức để hiểu biết vấn đề quốc gia. Phải lắng nghe ý kiến của giới trí thức và chuyên gia Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Các vấn đề lớn như dự án Bauxite rất nguy hại cho an ninh quốc phòng, môi trường và cả về kinh tế. Cho thuê đất đai biên giới và rừng đầu nguồn, hủy diệt thảm thực vật gây ngập lụt cho hạ lưu và có nguy cơ mất luôn phần đất cho thuê vì dân Tàu định cư vĩnh viễn trên đất đó. Dự án Đường Cao Tốc vay mượn phải trả đến đời con cháu cũng chưa dứt... Quốc Hội đó phải có trách nhiệm và biện pháp bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo như Hoàng Sa và Trường Sa, vô hiệu hoá các công hàm ngoại giao và hiệp định biên giới mà chính quyền CSVN đã ký kết với Trung Cộng…Tóm lại Quốc Hội đó phải có thực quyền để bảo vệ quyền lợi cho dân tộc Việt Nam chứ không phải làm bình phong cho đảng CSVN dể bề thao túng.
Chắc chắn là chế độ CSVN phải sụp đổ. Nhanh hay chậm tùy hoàn cảnh và thời cơ. Nhưng nếu CSVN không sụp đổ một cách ôn hòa theo cách thế của Liên Sô vì thiếu lãnh đạo tầm cở và có bản lĩnh. Vậy mô thức sụp đổ tương tự nào có thể xãy ra cho CSVN ? Sau đây là những vấn nạn của chế độ này và các hệ quả của nó đưa đến mô hình sụp đổ:
1. Lòng dân căm phẩn vì “Đại Họa Mất Nước”:
Chúng ta vẫn có lý do khi tin rằng tập đoàn lãnh đạo CSVN từ thượng tầng cho đến các cấp vẫn "mũ ni che tai", lo tom góp tài sản riêng cho gia đình, dòng tộc để chuyển ra nước ngoài. Họ ý thức rất cao một phong trào quần chúng trên địa bàn rộng lớn sẽ nổ ra bất cứ lúc nào. Lòng dân đang nung nấu là vấn đề không thể chối cãi hay che dấu được. Với bản chất ươn hèn với ngoại bang nhưng lại tham tàn và bạo ngược với quần chúng nhân dân, đảng CSVN sẽ không đủ can đảm chọn thái độ tích cực bảo vệ tổ quốc và cải tổ chế độ cho một nền móng Dân Chủ Pháp Trị vững bền. Chắc chắn sau Đại Hội 11, CSVN lại càng thêm bộc lộ tính nô bộc đối với người thầy và cũng là ông chủ lớn Trung Quốc. Đảng CSVN không có những cá nhân đầy đủ bản lĩnh như Gorbachev và Yeltsin nên vấn đề chuyển giao quyền lực êm thấm sẽ vô phương xãy ra. Sẽ có một sự liên kết rộng rãi để hình thành một khối đại thể dân tộc trước “Đại Họa Mất Nước”
2. Cuộc sống người dân ngày càng lầm than khốn khổ:
Do nạn lạm phát phi mã, tình hình đời sống của giới bình dân và quãng đại quần chúng cực kỳ bi thảm (3). Thống kê chính thức của nhà nước CSVN cho biết lạm phát tăng 11% các mặt hàng, riêng thực phẩm tăng 15%. Nhưng thực ra theo thống kê không chính thức của người dân cho thấy nhiều mặt hàng đặc biệt là thực phẩm đã tăng lên đến 50%. Nạn lạm phát tại Việt Nam phần lớn do dân chúng không tin tưởng vào thị trường và giới chức có thẩm quyền cấu kết gian thương đầu cơ tích trữ tạo lợi nhuận riêng. Cộng thêm hối xuất đô la lên do các “đại gia” bỏ tiền thu mua đô la nên tiền Việt Nam xuống gía 17% (gía chính thức ngân hàng công bố nhưng không có đô la để đổi), thị trường chợ đen chênh lệch trên dưới 30%.
Chính phủ vội vã tăng lãi xuất lên (thông báo chính thức 9% và có thể cao hơn nữa) để chận đứng lạm phát. Đây là quyết định sai lầm tệ hại nhất khi bắt chước FED của Hoa Kỳ, thay vì chận đứng tệ nạn đầu cơ. Hành động tăng lãi xuất đó cũng chận luôn đà tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đã èo uột rồi! Đời sống nhân dân càng khó khăn gấp bội bởi sự tối tăm của các chính sách kinh tế ngu muội và sai lầm. Hố cách biệt giàu nghèo giữa giới đặc quyền đặc lợi và quảng đại quần chúng càng chênh lệch hơn bao giờ hết. Đại đa số người dân lao động nghèo khó đang vật vã bán thân vì miếng cơm manh áo. Lòng căm phẩn dâng cao đến mức độ người dân khó thể nào tiếp tục chấp nhận được.
Hàng triệu công nhân làm việc cho các công ty cả nội địa lẫn ngoại quốc đang bị bóc lột sức lao động một cách tàn tệ và bị chèn ép, hành hạ bởi giới chủ nhân ngoại quốc hàng ngày. Dưới sự giám thị và tiếp tay đàn áp của chính quyền, qua sự móc ngoặc giữa “công đoàn nhà nước” với giới chủ nhân, nhân công chịu đựng không khác gì một cổ hai tròng. Trắng trợn nhất là đạo luật cấm công nhân đình công đi ngược lại mọi công pháp quốc tế và là đòn chí mạng đánh vào công nhân vì sự tự vệ duy nhất của họ là đình công!!! Bảo vệ chủ nhân ngoại quốc đàn áp chính người dân của mình: Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện hình là đảng Mafia phản dân hại nước.
Thêm vào đó, mấy chục triệu nông dân đang khốn khổ vật vã đói khát trên vựa lúa do chính công sức mình tạo nên. Tại sao nông dân nghèo túng và đói khổ như vậy? Đó là do chính sách cho vay khắc nghiệt của ngân hàng nhà nước và chính sách thu mua đầy dẫy bất công. Khi cho nông dân vay vốn để mua giống, phân bón, thuốc sâu rầy và nhiên liệu v..v... nông dân phải chịu tiền lời cao và các hợp đồng ràng buộc. Khi thu hoạch, gía cả bị kềm lại có chủ ý và nông phẩm được thu mua rẽ mạt bởi tư nhân vì tập đoàn nhà nước… không đủ kho chứa! Chưa kể lề thói quan liêu vô trách nhiệm của các “Tổng Công Ty” khi ký hợp đồng cung cấp gạo và nông phẩm gía rẽ cho ngoại quốc làm thiệt hại nông dân mình. Góp phần đánh gục nông dân là thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu rầy mà không được chính quyền quan tâm trợ giúp. Có thời đại nào trong lịch sử Việt Nam mà con cái của nông dân phải bị bán đi làm tì thiếp, nô lệ tình dục và làm lao nô khắp nơi trên thế giới vì nghèo đói? Duy nhất chỉ có thời đại Cộng Sản mới sản sinh những tai họa quái đản cho dân lành.
3. Chính sách sai khiến, đàn áp trí thức và tôn giáo:
Đảng CSVN lo sợ giới trí thức và tôn giáo lãnh đạo toàn dân nổi dậy chống lại chính quyền nên đã sử dụng triệt để công an và những phần tử bất hảo, vô thần, đàn áp những nhà trí thức bất đồng chính kiến và các lãnh tụ tôn giáo, làm cho nhân tâm càng thêm công phẩn. Sức chống đối càng thêm được tập trung và quyết liệt hơn khi thời cơ đưa tới. Sẽ có một cuộc Cách Mạng Toàn Dân! Một phong trào quần chúng liên kết nhau lan rộng trên bình diện toàn quốc chống lại bạo quyền để bảo vệ đất nước. Đảng CSVN sẽ bị phân hóa và bị vỡ ra làm hai hay nhiều mảnh là chuyện hoàn toàn có thể xãy ra.
Ta có thể nhìn thấy được rõ ràng, chỉ cần một biến cố gây tác động nhân tâm rộng lớn, hoặc một sự đàn áp thô bạo sẽ như một mồi lửa dấy động mọi thành phần nhân dân. Những người đang bất mãn đời sống nhọc nhằn nghèo khó và căm ghét chính quyền. Giới trí thức và những nhà hoạt động Dân Chủ cùng tập thể thanh niên sinh viên nếu biết vận dụng quần chúng nhân dân thì các lực lượng công nhân, nông dân sẽ là nòng cốt đứng lên lật đổ bạo quyền.
Tiếp tay để tạo cuộc Cách Mạng Quần Chúng là các khối giáo dân Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo…Lực lượng sinh viên học sinh HS-TS-VN, các tổ chức Dân Oan và quảng đại quần chúng sẽ cùng tham gia. Tổ chức chính đảng Quốc Gia sẽ cùng sát cánh với các lực lượng nhân dân để tạo nên cuộc Cách Mạng Toàn Dân. Các chính đảng và tổ chức đấu tranh tại Hải Ngoại sẽ vận động Quốc Tế yểm trợ phong trào Dân Chủ của nhân dân Việt Nam, vận động Quốc Tế để cùng áp lực Trung Cộng không được can dự vào nội bộ Việt Nam giải cứu đàn em. Đồng bào Hải Ngoại sẽ sát cánh cùng Quốc Nội yểm trợ mọi phương tiện đấu tranh giải trừ quốc nạn Cộng Sản…
Xem ra cuộc Cách Mạng Toàn Dân của Việt Nam sẽ mang màu sắc tương tự một cuộc nổi dậy của nhân dân Romania chống chế độ độc tài Cộng Sản, lật đổ và xử tử hình nhà độc tài Nicolae Ceausescu. Rất khó cho Việt Nam có được cuộc cách mạng nhung như là một diễn biến hòa bình, hay một cuộc cách mạng màu do bởi sự ngoan cố và tham lam vô độ của đảng CSVN. Một cuộc Cách Mạng Toàn Dân có lẽ sẽ là giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ giang sơn gấm vóc do cha ông để lại. Đây là lúc từng đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam nên sám hối, trở về với dân tộc. Bài học của đảng Cộng Sản Liên Sô được “hạ cánh an toàn” nhờ không đàn áp nhân dân khốc liệt như đảng Cộng Sản Romania đáng để cho người Cộng Sản Việt Nam suy ngẫm.

Quốc Phùng
Dec. 2010

Monday, November 8, 2010

Luật Sư Lê Thị Công Nhân Bị Mật Vụ A42 Bắt Giữ, 4-11-2010

Việt Báo Thứ Sáu, 11/5/2010, 12:00:00 AM

Luật Sư Lê Thị Công Nhân Bị Mật Vụ A42 Bắt Giữ, 4-11-2010

Vào lúc gần 1h chiều ngày thứ 5, 4 - 11 - 2010 sau khi ăn trưa với 2 người bạn học cùng trung học tại nhà hàng Thái Lan 84 - Lý Thường Kiệt, Luật sư Lê thị Công Nhân bị 6 mật vụ A42 (1 lái xe), tất cả mặc thường phục, bắt giữ ngay tại cửa nhà hàng trước mặt những người bạn, và bị đưa về công an phường Trần Hưng Đạo và phường Phương Mai cho tới 8h tối mới thả ra.
Luật sư Lê thị Công Nhân cho biết tại tầng 2 công an phường Trần Hưng Đạo, 4 mật vụ 2 nam 2 nữ (Công Nhân biết tên 3 người: Hoàng Quân, Doãn Anh Thủy, Vũ) thay nhau thẩm vấn cô liên tục từ 2h chiều cho tới tận 7h tối. Nội dung thẩm vấn về 3 vấn đề:
- Các bài thơ và các cuộc trả lời phỏng vấn (tất cả đều được in sẵn ra giấy) và yêu cầu Công Nhân ký vào. Công Nhân cho biết cô đã ký vào tất cả 5 bài thơ mà họ đã in sẵn ra vì nó đúng là của cô, là các bài thơ: Dòng sông rửa tội; Tàu cao tốc quê em; 16 chữ vàng vọt; Uất ức Biển ta ơi!; Tôi muốn hôn lên sự thật. Công Nhân còn nói với họ là thiếu 2 bài sao không in ra nốt, là bài I have a dream - Tôi có một giấc mơ và Road to Perdition - Con đường đi tới diệt vong. Các bài phỏng vấn được in ra thì Công Nhân không ký vì cô cho rằng mình không thể nhớ hết chính xác từng câu chữ đã nói và đây là cuộc thẩm vấn của một vụ án sẽ được khởi tố nên cô muốn sự chính xác và cô thật sự không thể nhớ chính xác mình đã nói gì. Mật vụ nói không quan trọng, không ký không sao nhưng vẫn kỳ kèo mỉa mai các kiểu để bắt cô ký.
Mật vụ cay cú từng câu chữ trong các bài thơ, mật vụ Thủy nói "Tôi thấy chị toàn nói sai sự thật, tôi không bao giờ nể trọng những kẻ như chị. Chị dám nói đảng cộng sản là "chết tiệt" à (bài thơ Dòng sông rửa tội). Chị xóa bỏ vai trò của đảng như thế à." Công Nhân đáp "Cái gì tốt sẽ được ghi nhận vì đó là sự thật khách quan." Các mật vụ nói "Tất nhiên rồi, cả đất nước cả dân tộc tôn thờ bác Hồ và Đảng, chẳng lẽ họ sai chị đúng à?" Mật vụ hỏi Công Nhân "Cảm hứng ở đâu, ai gợi ý mà chị viết những bài thơ như vậy?" lại còn bảo "Mà thơ chị đọc cũng hay đấy, nhiều cảm xúc", và còn bảo "Chị cứ chống đối Đảng và nhà nước như vậy trong khi toàn dân theo Đảng, chị không thấy mình lệch lạc à?". Mật vụ Quân còn nói "Tôi chả hiểu chị nghĩ gì, đất nước mình tốt đẹp như thế mà chị cứ xuyên tạc. Tôi thấy tôi rất tự do, thoải mái và hạnh phúc !" Đến đoạn này thì Công Nhân không nhịn được nữa, đáp "Tôi vô cùng hân hạnh vì được tiếp xúc với anh, lâu lắm rồi tôi không nghe ai nói như vậy ! Chúc mừng niềm sung sướng của anh" Anh này nghe vậy mặt đỏ dừ nhưng vẫn cố vênh lên để chứng tỏ ta đây tự do và hạnh phúc thật sự. Công Nhân không kìm được nói "Ối giời ạ ! Trong phòng này đang có một người hạnh phúc tên là Quân" Không hiểu sao cả phòng cùng cười ồ lên một cách thích thú, nhưng sau đó thấy mình hớ nên đám mật vụ tắt ngay nụ cười nhưng mặt vẫn đỏ dừ vì cố nín cười. Tội nghiệp! Làm công an dưới chế độ độc tài khổ thế đấy, cười cũng không dám ! Nào ai hiểu cho !
- Nội dung thứ 2 mật vụ thẩm vấn Luật sư Lê thị Công Nhân là về việc tái khởi động Công đoàn Độc lập. Công Nhân cho biết câu hỏi duy nhất cô trả lời trong nội dung này là cô thừa nhận có ý tưởng tái khởi động Công đoàn Độc lập của một nhóm người, trong đó có cô, và cô còn nói với họ việc Công đoàn Độc lập là hoàn toàn cần thiết và bình thường cho giới công nhân. Mật vụ Thủy và Quân đặc biệt nhấn mạnh "Việc thành lập tổ chức tại Việt Nam là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thích đáng." Công Nhân đáp "Chị đang sỉ nhục Hiến pháp đấy. Lập hội là quyền của người dân." Mật vụ tái khẳng định "Chúng tôi không cần biết Hiến Pháp, Việt Nam không cho phép lập các tổ chức. Lập tổ chức là vi phạm pháp luật. Riêng việc lập các tổ chức thì nhà nước không bao giờ chấp nhận, đó là ranh giới của việc đi tù." Công Nhân đáp "Nếu thấy vi phạm pháp luật và sai trái thì cứ xử lý đi, cớ gì ta lại buông tha cho nhau chứ."
- Nội dung thứ 3 Công Nhân bị thẩm vấn là mối quan hệ với 3 người bạn, là Trần Ngọc Thành, Đoàn Viết Trung và Ngô Duy Quyền. Cô nói cô công nhận có quan hệ bạn bè với những người này, và đó là điều duy nhất cô trả lời trong nội dung này. Mật vụ gặng hỏi sâu về những mối quan hệ đó và nhận định của cô về những người trên, cô hoàn toàn không trả lời thêm bất kỳ điều gì. Cô nói "Nhưng mối quan hệ của tôi là bình thường và riêng tư. Tôi có quyền kết bạn với những người tôi muốn. Với lại các anh chị biết quá rõ rồi còn gì và tôi rất ghét kiểu đạo đức giả."
Cuối buổi làm việc, mật vụ Quân nói "Yêu cầu chị 8.30h sáng mai đến trụ sở công an phường Phương Mai để tiếp tục làm việc điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật của chị." Công Nhân đáp "Các anh là đại diện cho chính quyền nhà nước mà bắt cóc tôi giữa đường, thẩm vấn tôi cả ngày hôm nay giờ lại mời mồm đi thẩm vấn tiếp à ? Chính quyền kiểu gì vậy? Đấy mà là chính quyền sao? Tôi không đi." Anh này nói "Tùy chị, nhưng tôi cũng báo trước với chị là chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh với chị. Chúng ta quá biết chất của nhau rồi.". Công Nhân cho biết cô lại có cơ hội cảm nhận quyền lực bất tận và sự sáng suốt vô độ của mật vụ cộng sản.
Sau đó đến 7h tối mật vụ đưa Công Nhân về công an phường Phương Mai để tiếp tục đe dọa và lập biên bản về việc cô vi phạm án quản chế. Tại đây cô bị đưa lên tầng 2 làm việc với 2 nam công an ( công an khu vực Nguyễn Xuân Sơn và 1 nam công an trẻ không xưng tên) mà không có 1 nữ công an nào và đã xảy ra cuộc cãi nhau ầm ĩ khi cô bỏ chạy từ tầng 2 xuống tầng 1 đòi về. Công Nhân yêu cầu công an khu vực Nguyễn Xuân Sơn cho cô gặp các nữ mật vụ đang đứng bên ngoài vì cô có việc riêng cần nói với họ. Anh công an khu vực này rất ít khi có dịp thể hiện quyền lực của mình nên lên gân lên cốt nhất quyết không báo cho các nữ mật vụ. Vì thế Công Nhân đã phải bần cùng bất đắc dĩ nói với 2 nam công an với tất cả sự phẫn nộ là kín kẽ nhất có thể, rằng "Tôi thật sự cần gặp họ vì việc riêng của phụ nữ, nhưng các anh thật là quá đáng, buộc lòng tôi phải nói ra vì tất cả chúng ta đều là người trưởng thành rồi, rằng: Tôi đang có kinh nguyệt, yêu cầu các anh báo các chị công an kia đi mua băng vệ sinh cho tôi ngay. Tôi đã nói với các chị kia từ chiều nhưng họ lơ đi, cả ngày hôm nay tôi đã không được thay vệ sinh, tôi không đủ sức khỏe làm việc bất kỳ điều gì với các anh nữa." Anh công an khu vực Nguyễn Xuân Sơn gào lên như một kẻ mất trí "Á, a , á , à. Chị dám yêu cầu công an đi mua băng vệ sinh cho chị à? Ai bảo chị đi ra ngoài, chị vi phạm pháp luật giờ chị lại đổ vấy việc riêng của chị cho người khác àh. Mặc kệ chị, đó là việc của chị. Chị là đàn bà mà dám bảo công an mua băng vệ sinh cho chị à. Đồ không biết xấu hổ !" Sau đó Công Nhân lao ra khỏi phòng chạy xuống tầng một, anh công an trẻ chạy theo. Dưới tầng một khi đó có rất đông người, các nữ mật vụ cũng ở đó. Công Nhân đã không kềm chế được uất ức và khóc gào lên "Các người có còn là con người không? Các chị là phụ nữ hay là cái gì? Tôi đã nói với các chị từ chiều rồi. Sao lại đối xử với tôi như thế? Có biết làm như thế là sỉ nhục xúc phạm nhân phẩm con người không. Nữ nghi can bị tạm giữ mà có kinh thì nam công an còn phải đi mua băng vệ sinh cho họ, trong nhà tù cũng thế, bao nhiêu người đều được đối xử như vậy. Sao lại làm thế với tôi ? Sao độc ác thế ?" Và cô đã khóc nức nở vì quá uất ức. Và công an trong sự trơ trẽn ác độc đến tận cùng vẫn để mặc cô như vậy và tiếp tục giữ cô đến tận 8h tối mới thả cô ra.
Luật sư Lê thị Công Nhân còn cho biết công an đã không hề mua bất kỳ đồ ăn gì cho cô dù họ bắt giữ cô liên tục 8 tiếng đồng hồ. Trong suốt quá trình làm việc cô rất mệt mỏi vì sáng sớm hôm nay cô đã bị một cơn đau tim, cộng với thể trạng huyết áp thấp và phải ngồi liên tục 8 tiếng đồng hồ, nhưng khi cô nói "Tôi yêu cầu các anh thả tôi ra. Tôi rất chóng mặt, đau đầu và đã bị tụt huyết áp không đủ sức khỏe làm việc và tôi cũng không làm điều gì sai trái hết." Thì họ luôn cười cợt và nói "Trông chị khỏe lắm, vẫn mạnh mẽ kiên cường lắm". Có vẻ mật vụ càng thích thẩm vấn khi đương sự mệt mỏi thì phải.
Ý niệm về nhân quyền, nhân phẩm con người quả là xa xỉ đối với họ. Bắt cóc giữa đường ư! Ờ đấy, tao là thế đấy ! Mời mồm đi thẩm vấn ư! Ờ đấy, tao cóc cần cần giấy tờ gì sất ! Tụt huyết áp à, đau tim à, có kinh nguyệt à! Đấy không phải là việc của bọn tao ! Thế nhá chúng mình lại tiếp tục làm việc để phục vụ cho Đảng quang vinh đời đời và bác Hồ vĩ đại kiếp kiếp nhá !
Ngoài ra, Luật sư Lê thị Công Nhân còn cho biết thêm cuộc bắt giữ hôm nay giống y hệt việc bắt giữ để khởi tố vụ án, rồi sẽ khám nhà và bắt giam tiếp theo sau đó, từ việc ghi âm ghi hình, đến viết biên bản lời khai (hỏi cung), và các kiểu ký làm chứng (của những người không hề tham gia việc thẩm vấn, chỉ thỉnh thoảng chạy ra chạy vào vì nơi thẩm vấn là phòng làm việc công an, chứ không phải phòng hỏi cung trong nhà tù). Vì 2 lần trước đây cô bị mật vụ bắt ngoài đường, hoàn toàn không có việc thẩm vấn như vậy, trừ việc hỏi và lập biên bản về việc vi phạm án quản chế.
Luật sư Lê thị Công Nhân nói cô hơi bất ngờ về việc bị bắt giữ hôm nay, và thật sự shock vì cách đối xử nhẫn tâm và vô liêm sỉ tận cùng của công an cộng sản, cô nói "Tôi ghê tởm cái chế độ này và những tên công an tay sai của chúng." Chưa bao giờ cô phẫn nộ và uất ức như vậy.
Chúng ta chia sẻ với luật sư Lê thị Công Nhân và những tất cả những chiến sỹ dân chủ khác đang chịu cảnh đọa đày của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam. Chúng ta hãy chia sẻ bằng những hành động cụ thể, những việc làm thiết thực vì Công Nhân cũng chỉ là một người bình thường bé nhỏ như chúng ta mà thôi.
Càng nhiều người tranh đấu thì càng ít nguy hiểm và càng mau thành công.
Ngày mai Công Nhân sẽ tiếp tục bị bắt đi thẩm vấn theo đúng lời A42 đã phán. Chúng ta hãy dõi theo và đồng hành cùng cô.
FNA - Cánh chim Hòa Bình từ Hòa Bình, tối 4-11-2010

Wednesday, October 20, 2010

Unreal...

Saturday, October 16, 2010

Flo-Rida Low

Shawty had them Apple Bottom jeans, jeans
Boots with the fur, with the fur
The whole club was lookin' at her
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low

Them baggy sweat pants
And the Reeboks with the straps, with the straps
She turned around and gave that big booty a smack, ayy!
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low

I ain't never seen nuthin' that'll make me go
This crazy all night spendin' my dough
Had a million dollar vibe and a bottle to go
Dem birthday cakes, they stole the show

So sexual, she was flexible
Professional, drinkin' X and ooo
Hold up wait a minute, do I see what I think I? Whoa

Did I think I seen shorty get low?
Ain't the same when it's up that close
Make it rain, I'm makin' it snow
Work the pole, I got the bank roll

I'mma say that I prefer them no clothes
I'm into that, I love women exposed
She threw it back at me, I gave her more
Cash ain't a problem, I know where it goes

She had them Apple Bottom jeans, jeans
Boots with the fur, with the fur
The whole club was lookin' at her
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low

Them baggy sweat pants
And the Reeboks with the straps, with the straps
She turned around and gave that big booty a smack, ayy!
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low

Hey, shawty what I gotta do to get you home?
My jeans full of guap
And they ready for Shones
Cadillacs, Maybachs for the sexy grown
Patron on the rocks that'll make you moan

One stack, come on
Two stacks, come on
Three stacks, come on, now that's three grand
What you think, I'm playin'? Baby girl
I'm the man, I'll bend the rubber bands

That's what I told her, her legs on my shoulder
I knew it was over, that Henny and Cola
Got me like a Soldier
She ready for Rover, I couldn't control her
So lucky on me, I was just like a clover

Shorty was hot like a toaster
Sorry but I had to fold her
Like a pornography poster
She showed her

Apple Bottom jeans, jeans
Boots with the fur, with the fur
The whole club was lookin' at her
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low

Them baggy sweat pants
And the Reeboks with the straps, with the straps
She turned around and gave that big booty a smack, ayy!
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low

Whoa, shawty
Yea she was worth the money
Lil mama took my cash
And I ain't want it back

The way she bit that rag
Got her them paper stacks
Tattoo above her crack
I had to handle that

I was on it, sexy woman, let me shownin'
Make me want it two in the mornin'
I'm zonin' and them rosay bottles foamin'

She wouldn't stop, made it drop
Shorty did that pop and lock
Had to break her off that guap
Gyal was fly just like my glock

Apple Bottom jeans, jeans
Boots with the fur, with the fur
The whole club was lookin' at her
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low

Them baggy sweat pants
And the Reeboks with the straps, with the straps
She turned around and gave that big booty a smack, ayy!
She hit the flo', she hit the flo'
Next thing you know
Shawty got low low low low, low low low low
C'mon



Friday, October 15, 2010

Sweet dreams by Eurythmics



Sweet dreams are made of this
Who am I to disagree?
Travel the world and the seven seas
Everybody's looking for something
Some of them want to use you
Some of them want to get used by you
Some of them want to abuse you
Some of them want to be abused

Sweet dreams are made of this
Who am I to disagree?
Travel the world and the seven seas
Everybody's looking for something

Hold your head up, movin' on
Keep your head up, movin' on
Hold your head up, movin' on
Keep your head up, movin' on
Hold your head up, movin' on
Keep your head up, movin' on

Some of them want to use you
Some of them want to get used by you
Some of them want to abuse you
Some of them want to be abused

Hold your head up, movin' on
Keep your head up, movin' on
Hold your head up, movin' on
Keep your head up, movin' on
Hold your head up, movin' on
Keep your head up, movin' on

Sweet dreams are made of this
Who am I to disagree?
Travel the world and the seven seas
Everybody's looking for something
Sweet dreams are made of this
Who am I to disagree?
Travel the world and the seven seas
Everybody's looking for something
Sweet dreams are made of this
Who am I to disagree?
Travel the world and the seven seas
Everybody's looking for something

I Will Survive by Gloria Gaynor



Gloria Gaynor
I Will Survive
At first I was afraid I was petrified.
Kept thinking I could never live without you by my side.
But then I spent so many nights
Thinking how you did me wrong.
And I grew strong!
And I learned how to get along!
So now you're back from out of space.
I just walked in to find you here with that sad look upon your face.

I should have changed that stupid lock!
I should have made you leave your key!
If I had known for just one second you'd be back to bother me.

Go on now, go, walk out that door!
Just turn around now‚
cause you're not welcome any more.
Weren't you the one who tried to hurt (crush) me with goodbye?

Did I crumble
Did I lay down and die
Oh no, not I! I will survive!
Oh and as long as I know how to love I know I stay alive.
I've got all my life to live, I've got all my love to give.
And I'll survive!
I will survive! Hey, hey.

It took all the strength I had not to fall apart.
Kept tryin' hard to mend the pieces of my broken heart!
And I spent oh so many nights
just feeling sorry for myself. I used to cry!
But now I hold my head up high.
And you see me somebody new!
I'm not that chained-up little person still in love with you.

And so you feel like droppin' in,
and just expect me to be free,
now I'm saving all my loving for someone who is loving me!

Go on now...

Friday, October 8, 2010

Sức tàn phá của A10 Warthog

Wednesday, October 6, 2010

Thử súng

Friday, September 24, 2010

Tuesday, August 24, 2010

Chẳng trừ một ai!



Ta nhớ lại một đoạn văn của Phạm Thị Hoài viết trong cuốn Marie Sến, chương 3, tựa đề – Con Cái. Hai thí dụ về nổi loạn. Đây là đoạn chị miêu tả về thằng Đủ, đứa con do cuộc hôn nhân của bố nó, một trí thức “mất gốc một nửa” đang “tìm về cội nguồn”, lấy mẹ nó là một nông dân thất học nên đẻ ra Đủ (...).
Khi Đủ hai mươi tuổi, nó nhìn đời bằng cái nhìn khinh bỉ, ngạo mạn. Nó đặc biệt căm thù “quân thành thị, thằng Hà nội...” và đây là những lời nói, ý nghĩ của Đủ, câng câng, thô bạo “văng” vào mặt thiên hạ:
“ ...Thằng Đủ không chối cãi cái tên quê mùa của nó. Nó tự hào: Cóc cần thằng nào vì nó là Đủ. Đủ lắm! Nó phóng cái tên ấy lên một gam, hai gam, ba gam và cực đại: Tao Đú đây! Tao Đù đây! Tao Đụ đây! Tao Địt đây! Một mình tao là Đủ. Tao cưỡi lên đầu chúng mày, quân thành thị ton hót, quân thành thị lưu manh, quân thành thị hèn ươn thây, lười thối thịt...
Đứa nào đào ngũ?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào trốn việc?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào vào làng ăn trộm gà?
– Thằng Hà nội!
Đứa nào làm hại đời con gái người ta rồi gút–bai?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào mua thủ trưởng?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào bán lựu đạn?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào say rượu triết lý thối cả đêm?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào gọi tao bằng Bố để tao vác thêm cho vài khúc củi?
– Thằng Hà Nội!...
Ba năm quân dịch là rõ trắng đen. Ba năm chúng mày lạy tao, chúng mày luồn háng tao, chúng mày gọi tao bằng Bố. Chúng mày thấp như kiến dạng chân, chúng mày ẻo lả, đồi trụy, lưu manh, đéo mẹ, bây giờ bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái...”
Đủ gọi “thằng Hà Nội” thấp bé như kiến, thậm chí là lũ kiến dạng chân (càng thấp hơn) mới kỳ chứ! Chưa hết, nó còn đe: “Bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái!”.
Ghê chưa!
Người ta đã biết thế nào là phải trái... rồi nghĩ ngay tới chuyện Chí Phèo uống rượu, tay cầm chai rượu vung vẩy, chân nam đá chân chiêu, vừa đi vừa chửi “Cả làng Vũ Đại”'. Dân Vũ Đại nghe thấy hết, nhưng người nào cũng bịt tai, giả bộ không nghe, tự bảo: “Chí Phèo chửi cả làng kia mà... mình có làm gì động đến gã đâu... chắc là nó chừa mình ra... “.
Bây giờ Đủ còn hơn Chí Phèo nhiều lần!
Nó chửi Thằng Hà Nội thậm tệ! Chửi nơi chứa chấp dung nạp những Thằng Hà Nội lưu manh, trộm cướp, đĩ điếm, tham nhũng... Chửi nơi chúng ta luôn tự hào là chốn ngàn năm văn hiến, nơi tồn tại, bảo vệ, lưu giữ các giá trị đạo đức tinh thần của dân tộc Việt. Thế mà thằng Đủ lại bảo có các Thằng Hà Nội cụ thể... với những thói xấu cụ thể... dường như tất cả mọi thói xấu của cả nước đều gom lại, tập trung trong Thằng Hà Nộị!
Thằng Đủ đã làm hình ảnh “Trái tim của tổ quốc, lương tri của thời đại” bị méo mó lu mờ dần trong tâm khảm của người dân Việt. “Thằng Chọi con” – chưa ráo máu đầu, mới nứt mắt – đã ngông ngênh, ngang tàng vạch ra đầy dẫy thói xấu rồi thóa mạ Thằng Hà Nội... Đến nỗi, những người Hà Nội bình thường, không còn bịt tai được nữa, không còn tự an ủi rằng, “nó chừa mình ra”...

Không!
Chẳng trừ một ai!

Phạm Thị Hoài

Thơ Trần Mạnh Hảo tặng người yêu nước

Nguồn: Điếu Cày


(Kính tặng nữ đạo diễn điện ảnh Song Chi, nhà văn nữ Trang Hạ và anh chị em từng bị “ Công an Nhà Nước ta” bắt vì yêu nước vô tổ chức, dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa)

Những ngày này

Tổ Quốc là cá nằm trên thớt

Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn

giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa

Biển Đông bị bóp cổ

Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử

biển đập nát bờ

Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu

Tuổi trẻ mít -tinh

đả đảo Trung Quốc xâm lược !

Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình

Sông Bạch Đằng bị bắt

ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường

ải Chi Lăng bị bắt

gò Đống Đa nơi giặc vùi xương

sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !

Có nơi đâu trên thế giới này

như Việt Nam hôm nay

Yêu nước là tội ác

biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?

Các anh hùng dân tộc ơi !

Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !

nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !

ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?

sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :

“ Bên kia biên giới là nhà

Bên đây biên giới cũng là quê hương !”

Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !

Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc

Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều

tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !

Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !

T.M.H.
@Sài Gòn 20-1-2008

Trần mạnh Hảo














Khẩu hiệu một:

KHÔNG CÓ SỰ THẬT, KHÔNG CÓ LẼ PHẢI VÀ CHÂN LÝ
(xin hô ba lần: không có, không có, không có)

Khẩu hiệu hai:

CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

(xin hô ba lần: chỉ có, chỉ có, chỉ có)

Khẩu hiệu thứ ba:

SỰ THẬT LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ

(xin hô ba lần: tiêu chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn)

Xin cám ơn quý vị.

Viết tại Sài Gòn 26-08-2010

© 2010 Trần Mạnh Hảo

Những điều nghịch lý

Đồng nghĩa Đảng Cộng sản là đất nước, đồng nghĩa chủ nghĩa xã hội là Tổ quốc là không chính danh. Đảng Cộng sản mới chỉ có 5 triệu đảng viên, còn nhân dân Việt Nam ngoài Đảng chiếm đa số tới hơn 80 triệu dân, có phù phép kiểu gì, Đảng Cộng sản cũng không thể biến thành đất nước Việt Nam được. Đảng nghĩa là phe phái, là một nhóm người. Một nhóm người sao có thể biến thành tất cả được, nên danh từ ĐẢNG TA dùng để gọi Đảng Cộng sản là không chính danh.
Đưa đất nước đi vào chỗ không có thật, định hướng tới cõi không có thật mà đến thì than ôi, thà giết đất nước đi còn hơn! Nên khẩu hiệu “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” in trên đầu tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, nếu theo tiêu chí “hướng về sự thật” của Ban Tuyên giáo chỉ dẫn, phải đặt tên lại cho đúng với thực chất ngữ nghĩa của từ điển là: “Vì Tổ quốc, vì chủ nghĩa không có thật” mới đúng. Không có sự thật đi kèm, mọi lý thuyết, mọi mô hình xã hội, mọi lời hứa đều là sai trái, ảo tưởng, hứa hão, đúng như K. Marx đã nói.

Monday, July 26, 2010

More...Charice

Charice Pempengco-Pyramid

Tuesday, July 13, 2010

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN(1982)
Jun 17, 2010
1.

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh - buồn nôn - phi lý!!!”

Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.

Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc

Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc

Sài Gòn của tôi - của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc

3.

Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hy sinh…

4.

Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch

Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh, ti-vi, cassette, radio…

Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn “khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ

Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?

5.

Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6.

Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa

Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở

Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ Trung Quân (1982)

Monday, July 12, 2010

Những Tên Tư Bản Đỏ

Saturday, June 19, 2010

Thursday, June 10, 2010

The best of "......"

Friday, May 14, 2010

Thursday, May 13, 2010

Chuyến Tầu Hoàng Hôn

Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái Bóng Của HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN


(Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: “Ngôi sao sa trường: Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”, bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện. Quang nảy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: “Mình phải như anh Minh”.

Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh thì…nguy lắm. Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là địa phương quân thì không được. Minh từ chối:

- Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.

Chiều hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong phòng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng trình bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.

Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.

Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.
Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).

Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.
Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.

Suốt các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:

Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.

Trong môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.

Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.
Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.

Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.

Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:

- Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?

Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.

Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !
Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.

Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.
Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:

- Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?

- Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.

- Móng tay tao, đâu phải vuốt?

- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải sắc lắm.

- Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?

- Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu ?

- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?

- Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.

Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.

Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.

Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!

Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam…huấn luyện. Quang đã được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:
“Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”.

Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội. Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:
” Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả “.

Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô :

- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.

Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.
Đến đây trận chiến chấm dứt.
Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý : Đợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.
Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…

Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện trình diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi :

- Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.

Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:
“Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.

Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn vì mất tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.
Bấy giờ đúng 15 giờ.
Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:

- Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?

Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.
Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:

- Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.

Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:

- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.

Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng:

- Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx, theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng Cộng-sản ?

Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:

- Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?

- Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.

- Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?

- Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.

Quang cười ngạo nghễ:

- Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?

Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?

Ghi chú :
Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.

Cái lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.

Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.

Năm 1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu (CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique) , tôi đem J.M Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức. Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.

Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:

“Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”

Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười vì mối tình trọn vẹn.

Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.

Wednesday, May 12, 2010

KHAI BÚT ĐẦU NĂM CANH DẦN: SỨC MẠNH CỦA VĂN CHƯƠNG

Theo Từ điển Tiếng Hoa, văn (文) có nghĩa là nho nhã, nhỏ nhẹ, đẹp đẽ. Chương (章) là sách, trật tự, mạch lạc, điều lệ, con dấu, huy chương.

Theo Từ điển Tiếng Việt, "văn chương là lời văn, câu văn, tác phẩm văn học nói chung. Như vậy, không cần phải cất công lâu ngày chày cháng để viết ra một quyển sách dày mo mới gọi là văn chương, một bài thơ, một bài báo ngắn, một câu chuyện hài hước… được sáng tác ra mang hơi thở nóng bỏng của xã hội đương đại cũng là một tác phẩm văn chương.

Văn chương có thể sáng tác và ghi lại bằng chữ thành sách (văn tự), có thể sáng tác rồi truyền miệng bằng cách thuộc lòng (thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện tiếu lâm).

Trước khi con người phát minh ra chữ viết, văn chương đã có từ rất lâu qua những câu chuyện, bài ca truyền miệng trong dân gian qua tài nghệ của các nghệ nhân hát rong. Trong giai đoạn xã hội đã phát triển, mặc dù đã có chữ viết, có phương tiện in ấn hẳn hoi nhưng có những lúc người ta vẫn dùng "công cụ thô sơ, lạc hậu" là kể truyền miệng cho nhau nghe để tránh sự kiểm duyệt, đàn áp của giới cầm quyền. Văn chương truyền miệng trong dân gian có sức sống mãnh liệt hơn hẳn sách báo, bởi sách báo in ra mà không người mua, không người đọc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Họa chăng chỉ có ý nghĩa với những người tự viết, tự in, tự "lưu hành nội bộ" để mà "tự sướng" với nhau.

Thử điểm qua vài câu chuyện nổi tiếng trên thế giới mà người Việt ai cũng biết, chúng ta sẽ thấy bất cứ ở thời nào, giới cầm quyền độc tài hay không độc tài cũng đều nhìn thấy sức mạnh của văn chương. Họ vừa sợ hãi, vừa muốn lợi dụng văn chương làm công cụ phục vụ cho mình.

Chuyện bên Tàu

Năm 213 trước Công nguyên, Thừa tướng Lý Tư (李斯) tâu lên Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (秦始皇, húy là Doanh Chính 嬴正): “... nay Hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ,phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng.Những kẻ học Nho theo cái học riêng của mình lại cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán. Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra đường thì bàn bạc chê vua của mình để lấy danh, làm cho khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ ở dưới phỉ bàng. Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút, ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn. Thần xin đốt tất cả các sách sử, trừ những sách sử của nhà Tần. Trừ những người làm chức bác sĩ, ai cất dấu Kinh Thư, Kinh Thi, sách vở của trăm nhà đều đem đến quan thú, quan úy mà đốt đi, hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thư, Kinh Thi thì chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ. Quan lại biết mà không tố cáo, thì cũng bị tội. Lệnh ban ra trong ba mươi ngày không đối sách thì khắc vào mặt cho đi thú để xây và canh giữ trường thành. Những sách không bỏ là sách thuốc, sách bói; sách trồng cây. Ai muốn học pháp luật thì thờ quan lại làm thầy”. Chế của nhà vua nói: “Được”.
...
Bèn sai ngự sử xét tất cả các nhà Nho. Các nhà Nho tố giác lẫn nhau, có hơn 460 người phạm điều đã cấm. Thủy Hoàng sai chôn sống tất cả ở Hàm Dương, báo cho thiên hạ biết điều đó để làm răn. Sau đó lại sai đày ra biên giới nhiều người bị tội để đi thú. (Tần Thủy Hoàng bản kỷ - Sử ký Tư Mã Thiên).

Từ đó, cụm từ "Phần thư khanh nho" (焚書坑儒, đốt sách chôn Nho) trở thành một câu thành ngữ thông dụng ở Trung Quốc và lưu truyền cho đến ngày nay. Mục đích của Lý Tư dâng kế "Phần thư khanh Nho" là nhằm bịt miệng những kẻ lấy cái học "Vào triều thì trong bụng chê bai. Ra đường thì bàn bạc chê vua", đối với vua chỉ được khen chớ không được quyền chê, cho dù hành động của vua có nhiều điều hết sức xằng bậy rành rành ra đó, tức dập tắt quyền tự do ngôn luận, thống nhất một chiều về văn hóa, tư tưởng của dân chúng, nhằm xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền trung ương. Có thể thấy ngay từ thời rất xa xưa ấy Tần Thủy Hoàng và Lý Tư đã ý thức rất rõ văn chương có sức mạnh làm lung lay sự độc tài đế chế nhà Tần. Người đời sau cho rằng "Tần Thủy Hoàng có công thống nhất đất nước, làm cho Đất nước Trung Hoa thời đó hết loạn lạc vì chia năm xẻ bảy đánh nhau liên miên. Nhưng tiếp theo đó ông ta thể hiện sự tàn bạo và hà khắc đến cực đoan. Điều đó chứng tỏ ông ta thống nhất đất nước vì tham vọng quyền lực chứ không phải thương dân".

Năm Sơ Bình thứ mười đời Hán Hiến Đế (200, Đông Hán), Lưu Bị (劉备 tự Huyền Đức 懸德) thua trận bèn đến chổ Viên Thiệu (袁紹, tự Bản Sơ 本初) xin hàng. Viên Thiệu được Lưu Bị làm vây cánh bèn phát binh giao chiến với Tào Tháo (曹操, tự Mạnh Đức 孟德), đóng đại quân ở Lê Dương. Viên Thiệu còn sai thủ hạ của mình là Trần Lâm (陳临, tự Khổng Chương 孔章, ám chỉ văn chương xuất chúng) thảo hịch kể tội Tào Tháo. Trần Lâm là người Xạ Dương, quận Quảng Lăng, nay là Hoài An, tỉnh Giang Tô. Tương truyền, bài hịch này là áng văn điển hình về lối nghị luận, giọng văn vừa tao nhã, vừa hùng hồn, lập luận sắc sảo chặt chẽ, được coi là "Thiên cổ hùng văn" trong nền văn học cổ điển Trung Quốc.

"Bài hịch truyền tận Hứa Đô, bấy giờ Tào Tháo đang bị chứng nhức đầu nằm trên giường. Tả hữu đem bài hịch vào trình, Tháo xem xong rợn tóc rùng mình, mồ hôi toát ra như tắm, khỏi cả nhức đầu, từ giường vùng dậy, ngoảnh lại hỏi Tào Hồng: "Ai làm bài hịch này?". Hồng nói: "Bài ấy nghe đâu của Trần Lâm soạn". Tháo cười: "Có văn hay phải có võ lược đi kèm, văn Trần Lâm tuy hay, nhưng võ lược của Viên Thiệu lại dở, thì làm thế nào?" (La Quán Trung - Tam Quốc Diễn Nghĩa).

Sau khi Viên Thiệu thất thế, Trần Lâm đầu hàng Tào Tháo. Ngụy Vương coi trọng người tài bèn phong quan tước cho Trần Lâm, không truy cứu chuyện cũ, cũng không phủ nhận những chuyện mà Trần Lâm đã "hạch tội" mình (chắc là chuyện có thiệt rồi).

Chuyện bên Tây

Cả thế giới ai cũng biết người Đức vốn đề cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật và không biết đùa cợt. Đội bóng quốc gia Đức được mọi người gọi bằng biệt danh "Cổ xe tăng". Vậy mà ở Đức, người ta vừa thu thập những câu chuyện tiếu lâm truyền miệng thời Quốc xã để in thành sách (Từ trạng thái "chuyện" đã chuyển sang "truyện", oai chưa!). Những mẫu chuyện này cho chúng ta thấy thái độ của dân chúng Đức hồi đó đối với Hitler. Vào những năm 50, các nhà sử học Đông Đức cho rằng người dân Đức bị bộ máy tuyên truyền của Hitler "mê hoặc", nhưng những câu chuyện hài này cho thấy giới cầm quyền đừng ảo tưởng rằng dân chúng ngu muội, tuyên truyền thế nào họ cũng nghe theo. Trong chế độ độc tài hung bạo, khi người ta không nói, không có nghĩa là người ta đồng ý với luận điệu tuyên truyền đó, mà vì một lý do nào đó người ta không tiện nói thẳng vào mặt rằng: "Thôi đi mấy cha nội, nói láo vừa vừa nó, con nít nó còn không tin lời mấy cha đừng nói chi người lớn". Sự tồn tại dai dẳng, sức sống của chuyện tiếu lâm trong quán rượu, đường phố chính là bằng chứng cho thấy ngay cả khi Hitler cấm viết, cấm in, cấm đọc, cấm biểu tình thì thiên hạ vẫn không ngừng "thể hiện chính kiến", Hitler vẫn không thể "bịt mồm" thiên hạ, không thể cấm thiên hạ suy nghĩ và chán ghét cái chế độ độc tài phát xít do y dựng nên.


Tôi xin trích dẫn ra đây hai câu chuyện tiêu biểu. Tất nhiên là còn nhiều mẫu chuyện khác lắm, nhưng kể ra đây nhiều quá e lại làm khổ người đọc mất, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên mạng Internet.

Chuyện thứ nhất: Hitler đi thăm một bệnh viện tâm thần. Các bệnh nhân đều giơ tay chào. Khi đến cuối hàng, y bắt gặp một người vẫn đứng duỗi tay. “Sao anh không chào như những người khác?”. Y quát. “Thưa ngài, tôi là y tá, tôi không bị điên!”.

Chuyện thứ hai: Để thể hiện sự kiêu ngạo của những kẻ lãnh đạo trong chính quyền Đức quốc xã, một bức biếm hoạ vẽ Göring đang gắn một mũi tên vào dãy huân, huy chương trên bộ quân phục của y. Kèm theo đó là dòng chữ: “Xem tiếp ở trang sau”.

Người Nga vốn hay nói và có óc khôi hài. Chuyện cười thời Xô Viết ở Nga cũng hài hước không kém. Đơn cử như mấy mẫu chuyện dưới đây:

1- Stalin quyết định vi hành trong thành phố để xem công nhân sống như thế nào. Và, một lần ông bí mật rời khỏi Điện Kremlin. Ông rẽ vào rạp chiếu phim. Cuối chương trình, người ta tấu lên Quốc ca Liên Xô, còn trên màn ảnh xuất hiện hình ảnh to lớn của Stalin. Tất cả mọi người đứng dậy và bắt đầu hát - ngoại trừ Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tự thỏa mãn. Một phút sau có một khán giả hàng ghế sau hướng đến Stalin và thì thầm vào tai ông ta: "Nghe này, đồng chí, tất cả chúng ta ai cũng cảm nhận được chính điều ấy, nhưng hãy tin tôi, cứ đứng dậy đi là an toàn nhất”.

2- Một người chết phải xuống âm phủ mới thấy có hai địa ngục: Tư Bản và Cộng Sản. Ở địa ngục Tư Bản có đầy quỷ sứ hành hình tội nhân trong vạc dầu, dùng kìm búa tra tấn. Ông ta vội chạy sang địa ngục Cộng Sản thì chỉ thấy một hàng người rồng rắn. Xếp hàng mãi mới vào đến cửa thì thấy một ông già hình như là Karl Marx. "Ông có thể cho biết địa ngục Cộng Sản có gì khác?". Marx nói: "Cũng thế thôi, cũng toàn quỷ sứ luộc ông trong vạc dầu, rồi dùng dao kéo cắt da xẻ thịt ông". Người đàn ông nọ ngạc nhiên: "Vậy tại sao lại phải xếp hàng dài thế?". Marx buồn bã: "Nhiều khi chúng tôi thiếu cả dao và cả dầu, thậm chí không có cả nước nóng...".

3- Leonid Breznev đang có chuyến thăm chính thức quốc gia tại Pháp và người ta tổ chức một chuyến thăm quan-VIP giới thiệu Paris cho ông. Người ta giới thiệu những vẻ đẹp của Điện Elysé, còn ông, như mọi khi, vẫn giữ khuôn mặt như đá. Khi người ta giới thiệu cho ông những tuyệt tác của Luvr, ông chẳng hề có phản ứng, biểu hiện gì... Người ta đưa ông đến Khải Hoàn Môn, ông không hề một chút mảy may biểu hiện thích thú. Cuối cùng, đoàn xe chính thức tiến đến dưới chân Tháp Eiffel. Và ngay lúc đó Breznev kinh ngạc. Ông quay hướng sang các bạn Pháp và hỏi một cách sửng sốt:" Các bạn này, ở Paris có đến những 9 triệu dân...mà các bạn chỉ có chính xác đúng một tháp canh thôi à?".

4. Ba người công nhân bị vào tù và hỏi nhau, vì cái gì. Người đầu tiên: "Tôi luôn luôn đi làm việc muộn mất năm phút, bởi thế người ta kết tội tôi tội phá hoại ngầm”. Người thứ hai: "Tôi luôn luôn đến sớm năm phút, bởi thế họ buộc tôi tội hoạt động gián điệp". Người thứ ba: "Tôi luôn luôn đi làm việc đúng giờ, bởi vậy họ kết tội tôi cái tội rằng tôi dùng sản phẩm Phương Tây".

5- Có một cụ ông đang chết trong một túp lều tồi tàn trên thảo nguyên. Tiếng gõ cửa nghe hung bạo vang lên. “Ai ở ngoài ấy đấy”- Ông già hỏi. “Tử Thần đây!”- Một giọng nói vang lên từ sau cánh cửa. “Lạy Chúa!” - Ông già nói - “Thế mà tôi nghĩ là K.G.B”.

Chuyện bên Ta

Vào thế kỷ 13, vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp Châu Âu, đạo quân trường chinh của Thành Cát Tư Hãn còn tràn xuống phương Nam "làm cỏ" cả Trung Hoa lục địa và lập ra nhà Nguyên. Tháng 12 năm Giáp Thân (1284), hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đại binh Thái tử Thoát Hoan nhà Nguyên tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế phải bảo vệ Vua và Thái Thượng hoàng lui binh về Vạn Kiếp (nay là vùng Vạn Yên, tỉnh Hải Dương), giao cho Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng cầm chân giặc ở Thiên Trường. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, lo sợ nói với Vương rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?". Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!!".

Hưng Đạo Vương hiệu triệu 20 vạn quân Nam, thảo bài Hịch Tướng Sĩ (Dụ chư tỳ tướng hịch văn, 諭諸裨將檄文) đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Có ý kiến cho rằng quân ta chiến thắng quân Nguyên bởi lòng yêu nước cao độ, bởi sự đoàn kết, bởi người chỉ huy tài giỏi. Nhận xét này cũng đúng nhưng còn thiếu, nói thế thì hóa ra dân chúng cả Châu Âu và Trung Hoa người ta không yêu nước, không đoàn kết và không có người tài giỏi hay sao? "Trong Việt Nam Sử Lược, cụ Trần Trọng Kim ghi rằng binh sĩ nghe lời hịch nức lòng, lấy mực xăm vào tay hai chữ : "Sát Thát" (giết quân Mông Cổ), và hết lòng chiến đấu chống giặc". Nhờ bài Hịch Tướng Sĩ mà khí thế quân ta lên cao, đánh đuổi được đoàn quân Nguyên Mông vô địch. bài Hịch Tướng Sĩ được coi là áng "Thiên cổ hùng văn" thứ nhất của nước Nam.

Bài "Thiên cổ hùng văn" thứ hai là Bình Ngô đại cáo (平吳大誥) "là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt".

Thế kỷ 20, nhà cách mạng Phan Bội Châu quan niệm: "Cái nọc độc chuyên chế của bọn người hại dân ấp ủ đã hàng ngàn năm nay từ bên Trung Quốc lây sang nước ta, đến nỗi một tên độc phu và vài vạn kẻ dung nhân làm cá thịt trăm họ dân ta. Thế mà dân ta ngu ngốc khờ dại, không biết giành dân quyền, giữ quốc mệnh, chỉ ngày đêm lo hết lòng hết sức đem máu mỡ của mình cung đơn cho bọn độc phu, dung nhân uống nuốt? Than ôi! Thật đáng thương thay”. Và cụ cũng viết: “Than ôi! Dân trí có công với dân quyền lớn vậy thay!”.

Mở mang dân trí bằng cách nào đây? Đem mấy con số, mấy phép tính, mấy loại hóa chất, mấy phản ứng hóa học, mấy thứ máy móc cơ khí phương Tây nhét vào đầu của dân chúng thì có làm cho xã hội văn minh lên không? Xin thưa rằng không. Một Giáo sư Toán học đại tài vẫn bị coi là có tâm hồn ấu trĩ nếu ông ta thiếu kiến thức về xã hội. Nhiều người là kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân thành đạt... nhưng biết cách cư xử với người bạn đời khiến gia đình đổ vỡ, ông Dale Carnegie (tác giả quyển Đắc Nhân Tâm) gọi họ là "Những kẻ thất học trong hôn nhân".

Văn chương phản ảnh hiện thực cuộc sống. Kiến thức về cuộc sống xã hội nhà Toán học chỉ có thể học được từ văn chương mà ra. Nhà thơ Tchya Đái Đức Tuấn và cụ Đồ Chiểu còn so sánh sự sắc bén của ngọn bút lông ngang ngữa với các loại vũ khí: "Lấy tài nghiên bút đọ đao cung", "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Văn chương thời nay

Những ai đã từng sống qua thời bao cấp hẳn còn nhớ mấy câu đồng dao truyền miệng châm biếm: "Lao động là vinh quang, Laang thang là chết đói, Hay nói là vô tù", "Bắt phanh trần phải phanh trần/ Cho may ô (áo thun 3 lỗ) mới được phần may ô", v.v... Có một thời, văn chương bị xem là là thứ vô bổ, trò giải trí tiểu tư sản, khi muốn đề cao bạo lực thì người ta coi cái gậy, cái đòn xóc tre "hơn nghìn trang giấy luận văn chương". Nói thì nói như thế, nhưng rõ ràng, văn chương ngầm được xem là thứ ghê gớm, đáng ngại, nguy hiểm.

Ngày xưa, các "vụ án văn chương" (Văn tự ngục) thời nhà Thanh chỉ nổi tiếng trong phạm vi lịch sử nước Tàu, những "vụ án văn chương" ngày nay nhờ có Internet chỉ trong vài phút nổi tiếng khắp thế giới.

Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng văn chương để phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân lao động theo tinh thần cách mạng của cụ Phan Bội Châu: "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh", không nên dùng văn chương như một thứ giải trí rẻ tiền, hay công cụ tuyên truyền sai sự thật để phục vụ quyền lợi của một nhóm người, một giai cấp nào đó trong xã hội.

Một tác phẩm văn chương ra đời, thường được ví như là "đứa con tinh thần" của tác giả. Khai bút đầu Xuân Canh Dần, CL&ST tôi xin chúc tất cả những người Việt Nam yêu nước: "Vung bút nở hoa, Nhấn tay sát ác", công bằng bác ái sáng bừng trên bàn phím, sao cho mỗi đứa con tinh thần của chúng ta ra đời xứng với câu: "Hổ phụ sinh Hổ tử, Lân mẫu xuất Lân nhi".

Sài Gòn, Mùng 5 Tết Canh Dần 2010

Tạ Phong Tần

Tuesday, May 11, 2010

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

Nỗi đau chưa dứt

Ba mươi lăm năm: hận thù đã vơi, nỗi đau chưa dứt

Ngày 09/04/1865, một ngày lịch sử trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ: quân miền Nam do tướng Robert. E. Lee chỉ huy đã chấp nhận buông súng đầu hàng khi bị quân miền Bắc do tướng Ulysses Grant lãnh đạo vây hãm hết đường rút chạy tại Appomattox Courthouse, một làng nhỏ tại Virginia. Sự đầu hàng đã chấm dứt 4 năm nội chiến nồi da sáo thịt giữa người Mỹ với người Mỹ. Điều đáng nói là người ta đã ghi lại hình ảnh các văn bản, diễn tiến và thái độ của hai phe thắng và bại trận trong sự kiện lịch sử này tỉ mỉ hơn là diễn tả sự vui mừng của phe chiến thắng hay sự đau buồn tủi nhục của kẻ bại trận.

Vì sao lại có hiện tượng như thế?

Đầu tiên, hình ảnh một viên tướng bại trận Lee uy nghi trang trọng trong bộ quân phục miền Nam với thanh kiếm chỉ huy trên tay, cưỡi ngựa đi đến đểm hẹn ký văn bản đầu hàng trong tiếng kèn chào đón của đội quân nhạc thắng trận miền Bắc, dù thua trận nhưng vẫn hào hùng. Lại một hình ảnh tuyệt vời khác, sau khi văn kiện đầu hàng đã được ký kết, lúc ông ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa vẫy tay chào.

Cái đáng trân trọng, là thái độ cư xử của phe thắng trận. Tướng Grant ra lệnh cấm tất cả mọi hình thức biểu lộ ăn mừng chiến thắng trong khi quân miền Nam vẫn còn hiện diện. Trong văn bản ký kết đầu hàng, ngoài việc giải giới các vũ khí quân trang cơ giới hạng nặng, các sĩ quan và binh sĩ miền Nam vẫn được phép giữ lại vũ khí cá nhân. Điều đáng chú ý nhất là không một ai bị bắt giữ làm tù hàng binh. Sau khi tan hàng, những người lính miền Nam được trở về ngay với gia đình của họ, và với khẩu lệnh (không được ghi trong văn bản) của tướng Grant miền Bắc, họ được phép mang lừa, ngựa về nhà, những thứ mà họ đã mang theo khi gia nhập vào quân đội miền Nam, để trở về tiếp tục công việc dở dang trong các nông trại của họ.

Buổi lễ chính thức giải giới quân miền Nam được thực hiện vào ngày 12/4, ba ngày sau khi ký giấy đầu hàng, đánh dấu một trang lịch sử hào hùng đầy cảm động của dân tộc Hoa Kỳ. Không ai được hay mất gì. Trong khi quân miền Nam cuốn cờ giao nộp vũ khí, quân miền Bắc chứng kiến trong cái tư thế trang nghiêm bình thản không có những lời lăng nhục miệt thị, mặc dù cuộc chiến tương tàn gây tổn thất cả triệu nhân mạng cho cả hai phía. Cuối buổi lễ, một sự kiện bất ngờ: tướng Chamberlain, vị tướng quân miền Bắc chỉ huy buổi lễ giải giới đạo quân miền Nam đột nhiên hô lớn: Nghiêm, bồng súng, chào! Tất cả đoàn quân miền Bắc đã ở trong tư thế chào kính, một khoảnh khoắc ngắn ngủi đoàn quân bại trận cũng đưa tay chào lại với gương mặt rưng rưng cảm động. Phe thắng trận đã tỏ ra có tinh thần mã thượng trong cách hành xử nhân đạo và đầy tình người, trong nhận thức biết tự chế xúc cảm của niềm tự hào chiến thắng để tỏ lòng thông cảm, hơn thế nữa, tôn trọng nỗi đau của người thua cuộc. Phe bại trận đã chứng tỏ cái hào khí và tư cách của người quân nhân dù phải buông súng vẫn đầy tự tin và hứng khởi vào con đường trước mắt. Điều mà nước Mỹ đã có được sau cuộc nội chiến không phải chỉ là một đất nước thống nhất thanh bình mà là sự đoàn kết. Một xã hội sau chiến tranh, liệt sĩ cả hai phía đều được vinh danh, không một người Mỹ nào ở cả hai phe đối nghịch, dù còn sống hay đã hy sinh, bị sỉ nhục. Và từ ngày ấy đến nay, Hoa kỳ không ngừng thăng tiến để trở thành đệ nhất siêu cường trên thế giới về mọi mặt.

Cũng vào tháng Tư 110 năm sau, cách xa nửa vòng trái đất, cuộc chiến Bắc Nam giữa những con người cùng một màu da, một huyết thống cũng đã kết thúc với những hành xử hoàn toàn trái ngược. Trong suốt 20 năm đưa người vượt tuyến vào gây chiến tranh tàn phá miền Nam tự do, để giành lấy chính nghĩa, quân CS miền Bắc đã luôn luôn che giấu cái mục tiêu tối hậu của họ là nhuộm đỏ cả hai miền bằng sự tuyên truyền dối trá người dân trong nước cũng như cả thế giới về một danh xưng rất kêu là giải phóng miền Nam khỏi bàn tay đế quốc Mỹ xâm lược, nhục mạ quân miền Nam, những người chiến đấu cho lý tưởng bảo vệ một miền Nam tự do không CS là bọn tay sai liếm gót ngoại bang, trong khi chính những người lãnh đạo của họ lại hết lời ca tụng bợ đỡ Liên Xô, Trung Quốc, triệt để thi hành những chính sách, mệnh lệnh của quan thầy đưa ra.

Một điều đáng lưu ý nữa trong cuộc chiến là sự lật lọng của quân CSBV. Ở đây không nói đến giai đoạn lịch sử 9 năm chống Pháp (1945 – 1954) khi chính người lãnh đạo CSBV ký kết văn kiện mời quân Pháp trở lại VN, để rảnh tay tiêu diệt các đối thủ chính trị không CS trong nội bộ, và sau khi thành công lại đưa dân tộc hy sinh vào cuộc kháng chiến chống Pháp không cần thiết, đoàn quân đã bị Nhật đánh bại trước đó, gây tổn hại xương máu vật chất của nhân dân không kể siết. Trong cuộc chiến Nam Bắc được CSBV mệnh danh là “cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam”, sự lật lọng được quân CS miền Bắc tôn lên hàng sách lược. Quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bất chấp sự tổn hại của đất nước, nỗi đau của dân tộc, vi phạm các điều khoản trong những hiệp ước vừa mới ký kết. Họ coi sinh mạng con người như cỏ rác, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả dân quân miền Bắc của họ để đạt được tham vọng của một thiểu số lãnh đạo, nhóm người thu tóm quyền lực trong tay luôn luôn lũng đoạn đất nước để củng cố địa vị và cung cúc tận tuỵ phục vụ quan thầy ngoại bang, những thế lực mà bọn chúng dựa vào để tồn tại.

Sau ngày 30/4/1975, CSBV đã đối xử với quân dân miền Nam VN như thế nào, cả thế giới, người quan tâm tới thời cuộc, ai cũng thấy rõ. Hành vi của họ với Dương văn Minh, vị tổng thống đầu hàng vi hiến và nội các chính quyền của ông ta đang chờ đợi chuẩn bị bàn giao cho đối thủ (ông gọi là người anh em bên kia) giống như một lũ côn đồ đi áp chế người hiền lương, không có tinh thần mã thượng của người chiến thắng. Sau đó là những nhục mạ đê tiện nhất cho toàn thể quân và dân miền Nam trong suốt một thời gian dài. Quân cán chính phục vụ cho chế độ miền Nam bị rủa sả là bọn lính đánh thuê, tay sai của đế quốc Mỹ. Dân miền Nam thì bị họ khinh miệt là đi làm bồi, làm điếm cho Mỹ để hưởng chút bơ thờ sữa cặn. Khi xua quân tràn vào các làng mạc phố thị miền Nam, choáng ngợp trước cảnh sung túc của xã hội miền Nam dù trong khói lửa chiến tranh so với xã hội miền Bắc nghèo nàn lạc hậu của họ vẫn hơn hẳn một trời một vực thì họ lại chề môi chế nhạo là phồn vinh giả tạo.

Khinh miệt dè bỉu nhưng họ tìm mọi cách công khai hoặc ngấm ngầm để chiếm đoạt hết hầu như những gì người dân miền Nam đang có. Từ việc gán ghép tội Việt gian, vu oan giá hoạ cá nhân để giết người cướp của đến các sách lược quy mô ảnh hưởng đến toàn dân tộc như tập trung cải tạo, đi kinh tế mới, cải tạo tư sản, tổ hợp, nông trường, mục đích cuối cùng vẫn là tiêu diệt con người miền Nam cũ hoặc cướp giựt hết mọi của cải vật chất, nhà cửa đất đai và mọi phương tiện sinh sống, phải chết dần chết mòn, hoặc có tồn tại cũng chỉ là một cuộc sống lây lất qua ngày. Một sự trả thù rất hèn hạ đê tiện.

Chính sách trả thù hèn hạ và thái độ tiểu nhân đánh người ngã ngựa đó, cho đến nay, sau hơn hai mươi năm “đổi mới” của họ, một chính sách đổi mới mà đúng hơn phải gọi là đổi chiều, từ một chiều hướng lấy chuyên chính vô sản làm nền tảng chống lại những thể chế tự do được họ gộp chung là chủ nghĩa tư bản, gây ra những cuộc chiến đẫm máu mà họ thưòng tự hào là cuộc chiến một mất một còn “ai thắng ai?”, họ quay ngoắt 180%, phản bội lại cái lý tưởng XHCN, thế giới đại đồng, ôm ấp lấy nền kinh tế thị trường nhằm mục đích bảo vệ cái thể chế đang rã rệu của họ. Đồng thời, với bản chất lật lọng, vẫn còn cố gắn thêm cái đuôi “định hướng XHCN”.

Người sống đã đành, người chết cũng bị những đòn thù ác nghiệt. Trong khi họ xây dựng tô điểm các liệt sĩ của họ khắp đất nước, các nghĩa trang tử sĩ của miền Nam bị hạ nhục, đập phá, các bia mộ bị cưỡng bức dời đi hoặc huỷ hoại. Một số nghĩa trang còn lại như Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà tuy còn tồn tại, nhưng trong một thời gian rất lâu, bị bỏ hoang phế vì thân nhân bị cấm vào thăm viếng, tu bổ chăm sóc. Vài năm gần đây, họ còn có dã tâm muốn xoá sạch Nghĩa Trang này khỏi một phần của lịch sử VN khi biến nó thành một nghĩa trang dân sự.

Ba mươi lăm năm sau ngày tàn cuộc chiến, nhiều người cho rằng người CS miền Bắc đã thay đổi. Chính họ cũng nghĩ rằng họ đã thay đổi. Nhưng thực sự có như vậy? Cuộc sống của cán bộ đảng viên có thay da đổi thịt, trái lại, đại đa số nhân dân vẫn lầm than cơ cực, chạy ăn từng bữa. Điều khôi hài đến chảy nước mắt là sau khi bị áp lực phải thay đổi để tồn tại vì những chính sách sai lầm của họ đưa đất nước đến bờ vực thẳm thì họ trâng tráo vỗ ngực tự xưng công lao rằng nhờ có đảng CSVN lãnh đạo mới có đổi mới.
Cầu cạnh bang giao với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, những quốc gia đã tiếp tay hỗ trợ cho quân dân miền Nam chống lại họ, CS Bắc Việt không cảm thấy trơ trẽn khi lúc nào cũng lên án quân dân miền Nam là tay sai bán nước của Mỹ Nguỵ phục vụ cho nhu cầu của đế quốc. Miền Nam bán nước hay không, thực tế đã rõ ràng, trong suốt cuộc chiến, miền Nam VN chưa hề mất một tấc đất. Ngày nay, dưới chế độ cầm quyền của CSVN, bao nhiêu biển đảo, bao nhiêu đất rừng, bao nhiêu tài sản của đất nước đã mất vào tay ngoại bang phương Bắc và trong tươg lai bao nhiêu hay cả nước sẽ còn mất nữa?

Đối với người Việt thì sao? CS Bắc Việt hiện làm gì với người trong nước đang bị họ nắm quyền sinh sát trong tay? Họ khủng bố đàn áp những dân oan, những kẻ đi đòi công lý, những người đấu tranh cho các quyền căn bản tối thiểu của con người, cho tư do dân chủ và cho cả quyền yêu nước chống bọn bá quyền bành trướng xâm lươc phưong Bắc để giành lại chủ quyền đất nước. Họ trấn áp bằng mọi phương cách không loại bỏ bất cứ thủ đoạn hèn hạ đê tiện nào, như vậy là thay đổi?

Với người Việt ở hải ngoại không kiềm chế được thì CS Bắc Việt kêu gào xóa bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải. Đối với những người đã có quá nhiều kinh nghiệm về sự gian trá lật lọng của CS, không bị lợi dụng nghe theo đường lối họ đưa ra thì bị coi là hận thù mù quáng, chống cộng cực đoan.

CS Bắc Việt có còn hận thù không khi hàng năm vẫn tổ chức ăn mừng lễ chiến thắng miền Nam rình rang, họ vui mừng trên nỗi đau của hàng triệu sinh mạng của cả hai miền Nam Bắc, rồi vẫn tiếp tục sỉ vả những nạn nhân của chiến cuộc tưởng niệm nỗi đau ấy bằng các từ như lũ vong quốc, thù hận cá nhân?
Họ có còn hận thù không khi dùng món mồi lợi nhuận kinh tế để áp lực buộc các quốc gia đã từng cho thuyền nhân tỵ nạn CSVN tạm trú phải huỷ bỏ những đài tưởng niệm thuyên nhân VN, những người đã bỏ mình trên con đường chạy trốn CS đi tìm tự do?

Họ có thực sự muốn hoà hợp hoà giải không khi họ không cho một người nào trong nước, bất kể trí thức hay dân thường, kể cả các cán bộ đảng viên của họ cất lên tiếng nói chỉ trích phản đối đường lối cai trị độc tài và những chính sách sai lầm đi ngược lại lợi ích dân tộc của họ?

Họ có thực sự hoà hợp hoà giải không khi cái chính sách trả thù vô lý hèn hạ của họ sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn di hại cho đến ngày hôm nay. Quân dân miền Nam VN không hận thù vì những thiệt hại về sinh mạng và vật chất trong chiến tranh, không oán ghét vì phải chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam chống lại một chính nghĩa giải phóng bịp bợm, không tức tưởi vì bị bức tử. Quân dân miền Nam oán hận vì những gì người CS VN đã làm sau cuộc chiến: gia đình tan nát, đất nước kiệt quệ, xã hội ngược ngạo luân lý đảo điên. Hãy so sánh cảnh sống xa hoa phù phiếm của cán bộ đảng viên và con cháu họ từ trong nước đến hải ngoại và cuôc sống khó khăn của hàng triệu gia đình quân cán chính miền Nam trong suốt ba mươì lăm năm qua, nạn nhân của không những một vụ cướp tập thể lớn lao nhất lịch sử, mà còn là nạn nhân của chính sách phân biệt lý lịch, gia đình không có kế sinh nhai, con cháu không được học hành lên cao. Những thương phế binh của quân đội miền Nam bị đuổi ra khỏi các bệnh viện, quân y viện trong khi thân mình còn đầy thương tích băng bó, ba mươi lăm năm sau họ vẫn còn đang lê lết tấm thân tàn đi kiếm sống qua ngày. Hãy hỏi những người này có còn hận thù không? Người CSVN đã làm những gì ngày hôm nay để hoà hợp hoà giải với họ?

Đối với người viết bài này, trước đây, hận thù không phải không có sau những năm dài tù tội trong trại tập trung cải tạo, qua những mất mát của cá nhân, của gia đình, của bạn bè thân nhân. Tuy nhiên, qua sự may mắn định cư ở nước ngoài, những thù hận cá nhân dường như đã phai mờ. Những đau thương tủi nhục trong chốn lao tù, những vất cả cơ cực của cái thời còn trong nước dưới chế độ CS dù có đôi lúc bị ám ảnh cũng không đưa đến quyết tâm phải trả thù. Cái tâm trạng này khi bàn luận với bạn bè được nhiều người chia sẻ.

Có oán ghét chăng là những hành xử người CSVN hiện nay. Họ không làm gì hết để sửa đổi những sai trái của họ trong quá khứ gây đau thương cho những nạn nhân của họ, không phải chỉ một thế hệ mà thế hệ con cháu vẫn đang gánh chịu những hậu quả thê thảm. Họ vẫn tiếp tục huyênh hoang tự đắc trước những sai lầm trong quá khứ, tiếp tục bịt mắt nhân dân để che giấu những hành vi xấu xa của họ, lừa bịp những kẻ nhẹ dạ tin tưởng vào sự tuyên truyền dối trá. Nỗi đau lớn nhất là không làm được gì khi họ lợi dụng độc quyền cai trị để dâng cúng đất đai tài sản của đất nước cho quan thầy phương Bắc để làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lực cho họ.

Bởi vậy, với những người luôn luôn trách cứ người Việt Hải Ngoại đã mấy chục năm qua rồi, sao vẫn còn chống cộng điên cuồng, hận thù mú quáng, người viết xin có đôi lời: nếu CSVN thực sự không thù hận và có thực tâm hoà giải, trước hết, không ăn mừng chiến thắng, không gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng, hãy đổi nó thành ngày hoà hợp dân tộc. Tức khắc bàn thảo để đưa ra những chính sách sửa đổi những sai trái của mình trong quá khứ, cố gắng giải quyết từng bước những bất công người dân miền Nam đã gánh chịu từ bao năm qua, không bóp nghẹt tiếng nói của người dân, sẵn sàng chịu đối thoại trên căn bản đồng cân đồng lượng, tương kính lẫn nhau. Ít nhất đó là bước đầu cho một sự hoà hợp hoà giải tiến đến thực sự đa nguyên.

Cứ như tình trạng hiện nay, người viết chỉ xin có một lời, ba mươi lăm năm nhìn lại: hận thù đã vơi, niềm đau chưa dứt.

Phương Duy 30/4/2010