Cờ Tướng

Tin Tức

Kĩ Niệm 35 Năm ngày 30 tháng 4 GPMN

Friday, May 14, 2010

Thursday, May 13, 2010

Chuyến Tầu Hoàng Hôn

Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái Bóng Của HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN


(Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: “Ngôi sao sa trường: Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”, bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện. Quang nảy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: “Mình phải như anh Minh”.

Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh thì…nguy lắm. Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là địa phương quân thì không được. Minh từ chối:

- Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.

Chiều hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong phòng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng trình bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.

Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.

Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.
Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).

Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.
Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.

Suốt các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:

Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.

Trong môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.

Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.
Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.

Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.

Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:

- Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?

Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.

Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !
Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.

Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.
Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:

- Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?

- Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.

- Móng tay tao, đâu phải vuốt?

- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải sắc lắm.

- Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?

- Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu ?

- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?

- Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.

Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.

Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.

Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!

Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam…huấn luyện. Quang đã được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:
“Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”.

Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội. Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:
” Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả “.

Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô :

- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.

Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.
Đến đây trận chiến chấm dứt.
Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý : Đợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.
Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…

Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện trình diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi :

- Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.

Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:
“Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.

Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn vì mất tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.
Bấy giờ đúng 15 giờ.
Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:

- Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?

Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.
Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:

- Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.

Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:

- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.

Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng:

- Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx, theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng Cộng-sản ?

Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:

- Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?

- Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.

- Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?

- Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.

Quang cười ngạo nghễ:

- Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?

Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?

Ghi chú :
Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.

Cái lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.

Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.

Năm 1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu (CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique) , tôi đem J.M Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức. Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.

Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:

“Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”

Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười vì mối tình trọn vẹn.

Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.

Wednesday, May 12, 2010

KHAI BÚT ĐẦU NĂM CANH DẦN: SỨC MẠNH CỦA VĂN CHƯƠNG

Theo Từ điển Tiếng Hoa, văn (文) có nghĩa là nho nhã, nhỏ nhẹ, đẹp đẽ. Chương (章) là sách, trật tự, mạch lạc, điều lệ, con dấu, huy chương.

Theo Từ điển Tiếng Việt, "văn chương là lời văn, câu văn, tác phẩm văn học nói chung. Như vậy, không cần phải cất công lâu ngày chày cháng để viết ra một quyển sách dày mo mới gọi là văn chương, một bài thơ, một bài báo ngắn, một câu chuyện hài hước… được sáng tác ra mang hơi thở nóng bỏng của xã hội đương đại cũng là một tác phẩm văn chương.

Văn chương có thể sáng tác và ghi lại bằng chữ thành sách (văn tự), có thể sáng tác rồi truyền miệng bằng cách thuộc lòng (thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện tiếu lâm).

Trước khi con người phát minh ra chữ viết, văn chương đã có từ rất lâu qua những câu chuyện, bài ca truyền miệng trong dân gian qua tài nghệ của các nghệ nhân hát rong. Trong giai đoạn xã hội đã phát triển, mặc dù đã có chữ viết, có phương tiện in ấn hẳn hoi nhưng có những lúc người ta vẫn dùng "công cụ thô sơ, lạc hậu" là kể truyền miệng cho nhau nghe để tránh sự kiểm duyệt, đàn áp của giới cầm quyền. Văn chương truyền miệng trong dân gian có sức sống mãnh liệt hơn hẳn sách báo, bởi sách báo in ra mà không người mua, không người đọc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Họa chăng chỉ có ý nghĩa với những người tự viết, tự in, tự "lưu hành nội bộ" để mà "tự sướng" với nhau.

Thử điểm qua vài câu chuyện nổi tiếng trên thế giới mà người Việt ai cũng biết, chúng ta sẽ thấy bất cứ ở thời nào, giới cầm quyền độc tài hay không độc tài cũng đều nhìn thấy sức mạnh của văn chương. Họ vừa sợ hãi, vừa muốn lợi dụng văn chương làm công cụ phục vụ cho mình.

Chuyện bên Tàu

Năm 213 trước Công nguyên, Thừa tướng Lý Tư (李斯) tâu lên Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (秦始皇, húy là Doanh Chính 嬴正): “... nay Hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ,phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng.Những kẻ học Nho theo cái học riêng của mình lại cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán. Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra đường thì bàn bạc chê vua của mình để lấy danh, làm cho khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ ở dưới phỉ bàng. Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút, ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn. Thần xin đốt tất cả các sách sử, trừ những sách sử của nhà Tần. Trừ những người làm chức bác sĩ, ai cất dấu Kinh Thư, Kinh Thi, sách vở của trăm nhà đều đem đến quan thú, quan úy mà đốt đi, hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thư, Kinh Thi thì chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ. Quan lại biết mà không tố cáo, thì cũng bị tội. Lệnh ban ra trong ba mươi ngày không đối sách thì khắc vào mặt cho đi thú để xây và canh giữ trường thành. Những sách không bỏ là sách thuốc, sách bói; sách trồng cây. Ai muốn học pháp luật thì thờ quan lại làm thầy”. Chế của nhà vua nói: “Được”.
...
Bèn sai ngự sử xét tất cả các nhà Nho. Các nhà Nho tố giác lẫn nhau, có hơn 460 người phạm điều đã cấm. Thủy Hoàng sai chôn sống tất cả ở Hàm Dương, báo cho thiên hạ biết điều đó để làm răn. Sau đó lại sai đày ra biên giới nhiều người bị tội để đi thú. (Tần Thủy Hoàng bản kỷ - Sử ký Tư Mã Thiên).

Từ đó, cụm từ "Phần thư khanh nho" (焚書坑儒, đốt sách chôn Nho) trở thành một câu thành ngữ thông dụng ở Trung Quốc và lưu truyền cho đến ngày nay. Mục đích của Lý Tư dâng kế "Phần thư khanh Nho" là nhằm bịt miệng những kẻ lấy cái học "Vào triều thì trong bụng chê bai. Ra đường thì bàn bạc chê vua", đối với vua chỉ được khen chớ không được quyền chê, cho dù hành động của vua có nhiều điều hết sức xằng bậy rành rành ra đó, tức dập tắt quyền tự do ngôn luận, thống nhất một chiều về văn hóa, tư tưởng của dân chúng, nhằm xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền trung ương. Có thể thấy ngay từ thời rất xa xưa ấy Tần Thủy Hoàng và Lý Tư đã ý thức rất rõ văn chương có sức mạnh làm lung lay sự độc tài đế chế nhà Tần. Người đời sau cho rằng "Tần Thủy Hoàng có công thống nhất đất nước, làm cho Đất nước Trung Hoa thời đó hết loạn lạc vì chia năm xẻ bảy đánh nhau liên miên. Nhưng tiếp theo đó ông ta thể hiện sự tàn bạo và hà khắc đến cực đoan. Điều đó chứng tỏ ông ta thống nhất đất nước vì tham vọng quyền lực chứ không phải thương dân".

Năm Sơ Bình thứ mười đời Hán Hiến Đế (200, Đông Hán), Lưu Bị (劉备 tự Huyền Đức 懸德) thua trận bèn đến chổ Viên Thiệu (袁紹, tự Bản Sơ 本初) xin hàng. Viên Thiệu được Lưu Bị làm vây cánh bèn phát binh giao chiến với Tào Tháo (曹操, tự Mạnh Đức 孟德), đóng đại quân ở Lê Dương. Viên Thiệu còn sai thủ hạ của mình là Trần Lâm (陳临, tự Khổng Chương 孔章, ám chỉ văn chương xuất chúng) thảo hịch kể tội Tào Tháo. Trần Lâm là người Xạ Dương, quận Quảng Lăng, nay là Hoài An, tỉnh Giang Tô. Tương truyền, bài hịch này là áng văn điển hình về lối nghị luận, giọng văn vừa tao nhã, vừa hùng hồn, lập luận sắc sảo chặt chẽ, được coi là "Thiên cổ hùng văn" trong nền văn học cổ điển Trung Quốc.

"Bài hịch truyền tận Hứa Đô, bấy giờ Tào Tháo đang bị chứng nhức đầu nằm trên giường. Tả hữu đem bài hịch vào trình, Tháo xem xong rợn tóc rùng mình, mồ hôi toát ra như tắm, khỏi cả nhức đầu, từ giường vùng dậy, ngoảnh lại hỏi Tào Hồng: "Ai làm bài hịch này?". Hồng nói: "Bài ấy nghe đâu của Trần Lâm soạn". Tháo cười: "Có văn hay phải có võ lược đi kèm, văn Trần Lâm tuy hay, nhưng võ lược của Viên Thiệu lại dở, thì làm thế nào?" (La Quán Trung - Tam Quốc Diễn Nghĩa).

Sau khi Viên Thiệu thất thế, Trần Lâm đầu hàng Tào Tháo. Ngụy Vương coi trọng người tài bèn phong quan tước cho Trần Lâm, không truy cứu chuyện cũ, cũng không phủ nhận những chuyện mà Trần Lâm đã "hạch tội" mình (chắc là chuyện có thiệt rồi).

Chuyện bên Tây

Cả thế giới ai cũng biết người Đức vốn đề cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật và không biết đùa cợt. Đội bóng quốc gia Đức được mọi người gọi bằng biệt danh "Cổ xe tăng". Vậy mà ở Đức, người ta vừa thu thập những câu chuyện tiếu lâm truyền miệng thời Quốc xã để in thành sách (Từ trạng thái "chuyện" đã chuyển sang "truyện", oai chưa!). Những mẫu chuyện này cho chúng ta thấy thái độ của dân chúng Đức hồi đó đối với Hitler. Vào những năm 50, các nhà sử học Đông Đức cho rằng người dân Đức bị bộ máy tuyên truyền của Hitler "mê hoặc", nhưng những câu chuyện hài này cho thấy giới cầm quyền đừng ảo tưởng rằng dân chúng ngu muội, tuyên truyền thế nào họ cũng nghe theo. Trong chế độ độc tài hung bạo, khi người ta không nói, không có nghĩa là người ta đồng ý với luận điệu tuyên truyền đó, mà vì một lý do nào đó người ta không tiện nói thẳng vào mặt rằng: "Thôi đi mấy cha nội, nói láo vừa vừa nó, con nít nó còn không tin lời mấy cha đừng nói chi người lớn". Sự tồn tại dai dẳng, sức sống của chuyện tiếu lâm trong quán rượu, đường phố chính là bằng chứng cho thấy ngay cả khi Hitler cấm viết, cấm in, cấm đọc, cấm biểu tình thì thiên hạ vẫn không ngừng "thể hiện chính kiến", Hitler vẫn không thể "bịt mồm" thiên hạ, không thể cấm thiên hạ suy nghĩ và chán ghét cái chế độ độc tài phát xít do y dựng nên.


Tôi xin trích dẫn ra đây hai câu chuyện tiêu biểu. Tất nhiên là còn nhiều mẫu chuyện khác lắm, nhưng kể ra đây nhiều quá e lại làm khổ người đọc mất, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên mạng Internet.

Chuyện thứ nhất: Hitler đi thăm một bệnh viện tâm thần. Các bệnh nhân đều giơ tay chào. Khi đến cuối hàng, y bắt gặp một người vẫn đứng duỗi tay. “Sao anh không chào như những người khác?”. Y quát. “Thưa ngài, tôi là y tá, tôi không bị điên!”.

Chuyện thứ hai: Để thể hiện sự kiêu ngạo của những kẻ lãnh đạo trong chính quyền Đức quốc xã, một bức biếm hoạ vẽ Göring đang gắn một mũi tên vào dãy huân, huy chương trên bộ quân phục của y. Kèm theo đó là dòng chữ: “Xem tiếp ở trang sau”.

Người Nga vốn hay nói và có óc khôi hài. Chuyện cười thời Xô Viết ở Nga cũng hài hước không kém. Đơn cử như mấy mẫu chuyện dưới đây:

1- Stalin quyết định vi hành trong thành phố để xem công nhân sống như thế nào. Và, một lần ông bí mật rời khỏi Điện Kremlin. Ông rẽ vào rạp chiếu phim. Cuối chương trình, người ta tấu lên Quốc ca Liên Xô, còn trên màn ảnh xuất hiện hình ảnh to lớn của Stalin. Tất cả mọi người đứng dậy và bắt đầu hát - ngoại trừ Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tự thỏa mãn. Một phút sau có một khán giả hàng ghế sau hướng đến Stalin và thì thầm vào tai ông ta: "Nghe này, đồng chí, tất cả chúng ta ai cũng cảm nhận được chính điều ấy, nhưng hãy tin tôi, cứ đứng dậy đi là an toàn nhất”.

2- Một người chết phải xuống âm phủ mới thấy có hai địa ngục: Tư Bản và Cộng Sản. Ở địa ngục Tư Bản có đầy quỷ sứ hành hình tội nhân trong vạc dầu, dùng kìm búa tra tấn. Ông ta vội chạy sang địa ngục Cộng Sản thì chỉ thấy một hàng người rồng rắn. Xếp hàng mãi mới vào đến cửa thì thấy một ông già hình như là Karl Marx. "Ông có thể cho biết địa ngục Cộng Sản có gì khác?". Marx nói: "Cũng thế thôi, cũng toàn quỷ sứ luộc ông trong vạc dầu, rồi dùng dao kéo cắt da xẻ thịt ông". Người đàn ông nọ ngạc nhiên: "Vậy tại sao lại phải xếp hàng dài thế?". Marx buồn bã: "Nhiều khi chúng tôi thiếu cả dao và cả dầu, thậm chí không có cả nước nóng...".

3- Leonid Breznev đang có chuyến thăm chính thức quốc gia tại Pháp và người ta tổ chức một chuyến thăm quan-VIP giới thiệu Paris cho ông. Người ta giới thiệu những vẻ đẹp của Điện Elysé, còn ông, như mọi khi, vẫn giữ khuôn mặt như đá. Khi người ta giới thiệu cho ông những tuyệt tác của Luvr, ông chẳng hề có phản ứng, biểu hiện gì... Người ta đưa ông đến Khải Hoàn Môn, ông không hề một chút mảy may biểu hiện thích thú. Cuối cùng, đoàn xe chính thức tiến đến dưới chân Tháp Eiffel. Và ngay lúc đó Breznev kinh ngạc. Ông quay hướng sang các bạn Pháp và hỏi một cách sửng sốt:" Các bạn này, ở Paris có đến những 9 triệu dân...mà các bạn chỉ có chính xác đúng một tháp canh thôi à?".

4. Ba người công nhân bị vào tù và hỏi nhau, vì cái gì. Người đầu tiên: "Tôi luôn luôn đi làm việc muộn mất năm phút, bởi thế người ta kết tội tôi tội phá hoại ngầm”. Người thứ hai: "Tôi luôn luôn đến sớm năm phút, bởi thế họ buộc tôi tội hoạt động gián điệp". Người thứ ba: "Tôi luôn luôn đi làm việc đúng giờ, bởi vậy họ kết tội tôi cái tội rằng tôi dùng sản phẩm Phương Tây".

5- Có một cụ ông đang chết trong một túp lều tồi tàn trên thảo nguyên. Tiếng gõ cửa nghe hung bạo vang lên. “Ai ở ngoài ấy đấy”- Ông già hỏi. “Tử Thần đây!”- Một giọng nói vang lên từ sau cánh cửa. “Lạy Chúa!” - Ông già nói - “Thế mà tôi nghĩ là K.G.B”.

Chuyện bên Ta

Vào thế kỷ 13, vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp Châu Âu, đạo quân trường chinh của Thành Cát Tư Hãn còn tràn xuống phương Nam "làm cỏ" cả Trung Hoa lục địa và lập ra nhà Nguyên. Tháng 12 năm Giáp Thân (1284), hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đại binh Thái tử Thoát Hoan nhà Nguyên tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế phải bảo vệ Vua và Thái Thượng hoàng lui binh về Vạn Kiếp (nay là vùng Vạn Yên, tỉnh Hải Dương), giao cho Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng cầm chân giặc ở Thiên Trường. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, lo sợ nói với Vương rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?". Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!!".

Hưng Đạo Vương hiệu triệu 20 vạn quân Nam, thảo bài Hịch Tướng Sĩ (Dụ chư tỳ tướng hịch văn, 諭諸裨將檄文) đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Có ý kiến cho rằng quân ta chiến thắng quân Nguyên bởi lòng yêu nước cao độ, bởi sự đoàn kết, bởi người chỉ huy tài giỏi. Nhận xét này cũng đúng nhưng còn thiếu, nói thế thì hóa ra dân chúng cả Châu Âu và Trung Hoa người ta không yêu nước, không đoàn kết và không có người tài giỏi hay sao? "Trong Việt Nam Sử Lược, cụ Trần Trọng Kim ghi rằng binh sĩ nghe lời hịch nức lòng, lấy mực xăm vào tay hai chữ : "Sát Thát" (giết quân Mông Cổ), và hết lòng chiến đấu chống giặc". Nhờ bài Hịch Tướng Sĩ mà khí thế quân ta lên cao, đánh đuổi được đoàn quân Nguyên Mông vô địch. bài Hịch Tướng Sĩ được coi là áng "Thiên cổ hùng văn" thứ nhất của nước Nam.

Bài "Thiên cổ hùng văn" thứ hai là Bình Ngô đại cáo (平吳大誥) "là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt".

Thế kỷ 20, nhà cách mạng Phan Bội Châu quan niệm: "Cái nọc độc chuyên chế của bọn người hại dân ấp ủ đã hàng ngàn năm nay từ bên Trung Quốc lây sang nước ta, đến nỗi một tên độc phu và vài vạn kẻ dung nhân làm cá thịt trăm họ dân ta. Thế mà dân ta ngu ngốc khờ dại, không biết giành dân quyền, giữ quốc mệnh, chỉ ngày đêm lo hết lòng hết sức đem máu mỡ của mình cung đơn cho bọn độc phu, dung nhân uống nuốt? Than ôi! Thật đáng thương thay”. Và cụ cũng viết: “Than ôi! Dân trí có công với dân quyền lớn vậy thay!”.

Mở mang dân trí bằng cách nào đây? Đem mấy con số, mấy phép tính, mấy loại hóa chất, mấy phản ứng hóa học, mấy thứ máy móc cơ khí phương Tây nhét vào đầu của dân chúng thì có làm cho xã hội văn minh lên không? Xin thưa rằng không. Một Giáo sư Toán học đại tài vẫn bị coi là có tâm hồn ấu trĩ nếu ông ta thiếu kiến thức về xã hội. Nhiều người là kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân thành đạt... nhưng biết cách cư xử với người bạn đời khiến gia đình đổ vỡ, ông Dale Carnegie (tác giả quyển Đắc Nhân Tâm) gọi họ là "Những kẻ thất học trong hôn nhân".

Văn chương phản ảnh hiện thực cuộc sống. Kiến thức về cuộc sống xã hội nhà Toán học chỉ có thể học được từ văn chương mà ra. Nhà thơ Tchya Đái Đức Tuấn và cụ Đồ Chiểu còn so sánh sự sắc bén của ngọn bút lông ngang ngữa với các loại vũ khí: "Lấy tài nghiên bút đọ đao cung", "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Văn chương thời nay

Những ai đã từng sống qua thời bao cấp hẳn còn nhớ mấy câu đồng dao truyền miệng châm biếm: "Lao động là vinh quang, Laang thang là chết đói, Hay nói là vô tù", "Bắt phanh trần phải phanh trần/ Cho may ô (áo thun 3 lỗ) mới được phần may ô", v.v... Có một thời, văn chương bị xem là là thứ vô bổ, trò giải trí tiểu tư sản, khi muốn đề cao bạo lực thì người ta coi cái gậy, cái đòn xóc tre "hơn nghìn trang giấy luận văn chương". Nói thì nói như thế, nhưng rõ ràng, văn chương ngầm được xem là thứ ghê gớm, đáng ngại, nguy hiểm.

Ngày xưa, các "vụ án văn chương" (Văn tự ngục) thời nhà Thanh chỉ nổi tiếng trong phạm vi lịch sử nước Tàu, những "vụ án văn chương" ngày nay nhờ có Internet chỉ trong vài phút nổi tiếng khắp thế giới.

Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng văn chương để phục vụ đại đa số quần chúng nhân dân lao động theo tinh thần cách mạng của cụ Phan Bội Châu: "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh", không nên dùng văn chương như một thứ giải trí rẻ tiền, hay công cụ tuyên truyền sai sự thật để phục vụ quyền lợi của một nhóm người, một giai cấp nào đó trong xã hội.

Một tác phẩm văn chương ra đời, thường được ví như là "đứa con tinh thần" của tác giả. Khai bút đầu Xuân Canh Dần, CL&ST tôi xin chúc tất cả những người Việt Nam yêu nước: "Vung bút nở hoa, Nhấn tay sát ác", công bằng bác ái sáng bừng trên bàn phím, sao cho mỗi đứa con tinh thần của chúng ta ra đời xứng với câu: "Hổ phụ sinh Hổ tử, Lân mẫu xuất Lân nhi".

Sài Gòn, Mùng 5 Tết Canh Dần 2010

Tạ Phong Tần

Tuesday, May 11, 2010

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

Nỗi đau chưa dứt

Ba mươi lăm năm: hận thù đã vơi, nỗi đau chưa dứt

Ngày 09/04/1865, một ngày lịch sử trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ: quân miền Nam do tướng Robert. E. Lee chỉ huy đã chấp nhận buông súng đầu hàng khi bị quân miền Bắc do tướng Ulysses Grant lãnh đạo vây hãm hết đường rút chạy tại Appomattox Courthouse, một làng nhỏ tại Virginia. Sự đầu hàng đã chấm dứt 4 năm nội chiến nồi da sáo thịt giữa người Mỹ với người Mỹ. Điều đáng nói là người ta đã ghi lại hình ảnh các văn bản, diễn tiến và thái độ của hai phe thắng và bại trận trong sự kiện lịch sử này tỉ mỉ hơn là diễn tả sự vui mừng của phe chiến thắng hay sự đau buồn tủi nhục của kẻ bại trận.

Vì sao lại có hiện tượng như thế?

Đầu tiên, hình ảnh một viên tướng bại trận Lee uy nghi trang trọng trong bộ quân phục miền Nam với thanh kiếm chỉ huy trên tay, cưỡi ngựa đi đến đểm hẹn ký văn bản đầu hàng trong tiếng kèn chào đón của đội quân nhạc thắng trận miền Bắc, dù thua trận nhưng vẫn hào hùng. Lại một hình ảnh tuyệt vời khác, sau khi văn kiện đầu hàng đã được ký kết, lúc ông ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa vẫy tay chào.

Cái đáng trân trọng, là thái độ cư xử của phe thắng trận. Tướng Grant ra lệnh cấm tất cả mọi hình thức biểu lộ ăn mừng chiến thắng trong khi quân miền Nam vẫn còn hiện diện. Trong văn bản ký kết đầu hàng, ngoài việc giải giới các vũ khí quân trang cơ giới hạng nặng, các sĩ quan và binh sĩ miền Nam vẫn được phép giữ lại vũ khí cá nhân. Điều đáng chú ý nhất là không một ai bị bắt giữ làm tù hàng binh. Sau khi tan hàng, những người lính miền Nam được trở về ngay với gia đình của họ, và với khẩu lệnh (không được ghi trong văn bản) của tướng Grant miền Bắc, họ được phép mang lừa, ngựa về nhà, những thứ mà họ đã mang theo khi gia nhập vào quân đội miền Nam, để trở về tiếp tục công việc dở dang trong các nông trại của họ.

Buổi lễ chính thức giải giới quân miền Nam được thực hiện vào ngày 12/4, ba ngày sau khi ký giấy đầu hàng, đánh dấu một trang lịch sử hào hùng đầy cảm động của dân tộc Hoa Kỳ. Không ai được hay mất gì. Trong khi quân miền Nam cuốn cờ giao nộp vũ khí, quân miền Bắc chứng kiến trong cái tư thế trang nghiêm bình thản không có những lời lăng nhục miệt thị, mặc dù cuộc chiến tương tàn gây tổn thất cả triệu nhân mạng cho cả hai phía. Cuối buổi lễ, một sự kiện bất ngờ: tướng Chamberlain, vị tướng quân miền Bắc chỉ huy buổi lễ giải giới đạo quân miền Nam đột nhiên hô lớn: Nghiêm, bồng súng, chào! Tất cả đoàn quân miền Bắc đã ở trong tư thế chào kính, một khoảnh khoắc ngắn ngủi đoàn quân bại trận cũng đưa tay chào lại với gương mặt rưng rưng cảm động. Phe thắng trận đã tỏ ra có tinh thần mã thượng trong cách hành xử nhân đạo và đầy tình người, trong nhận thức biết tự chế xúc cảm của niềm tự hào chiến thắng để tỏ lòng thông cảm, hơn thế nữa, tôn trọng nỗi đau của người thua cuộc. Phe bại trận đã chứng tỏ cái hào khí và tư cách của người quân nhân dù phải buông súng vẫn đầy tự tin và hứng khởi vào con đường trước mắt. Điều mà nước Mỹ đã có được sau cuộc nội chiến không phải chỉ là một đất nước thống nhất thanh bình mà là sự đoàn kết. Một xã hội sau chiến tranh, liệt sĩ cả hai phía đều được vinh danh, không một người Mỹ nào ở cả hai phe đối nghịch, dù còn sống hay đã hy sinh, bị sỉ nhục. Và từ ngày ấy đến nay, Hoa kỳ không ngừng thăng tiến để trở thành đệ nhất siêu cường trên thế giới về mọi mặt.

Cũng vào tháng Tư 110 năm sau, cách xa nửa vòng trái đất, cuộc chiến Bắc Nam giữa những con người cùng một màu da, một huyết thống cũng đã kết thúc với những hành xử hoàn toàn trái ngược. Trong suốt 20 năm đưa người vượt tuyến vào gây chiến tranh tàn phá miền Nam tự do, để giành lấy chính nghĩa, quân CS miền Bắc đã luôn luôn che giấu cái mục tiêu tối hậu của họ là nhuộm đỏ cả hai miền bằng sự tuyên truyền dối trá người dân trong nước cũng như cả thế giới về một danh xưng rất kêu là giải phóng miền Nam khỏi bàn tay đế quốc Mỹ xâm lược, nhục mạ quân miền Nam, những người chiến đấu cho lý tưởng bảo vệ một miền Nam tự do không CS là bọn tay sai liếm gót ngoại bang, trong khi chính những người lãnh đạo của họ lại hết lời ca tụng bợ đỡ Liên Xô, Trung Quốc, triệt để thi hành những chính sách, mệnh lệnh của quan thầy đưa ra.

Một điều đáng lưu ý nữa trong cuộc chiến là sự lật lọng của quân CSBV. Ở đây không nói đến giai đoạn lịch sử 9 năm chống Pháp (1945 – 1954) khi chính người lãnh đạo CSBV ký kết văn kiện mời quân Pháp trở lại VN, để rảnh tay tiêu diệt các đối thủ chính trị không CS trong nội bộ, và sau khi thành công lại đưa dân tộc hy sinh vào cuộc kháng chiến chống Pháp không cần thiết, đoàn quân đã bị Nhật đánh bại trước đó, gây tổn hại xương máu vật chất của nhân dân không kể siết. Trong cuộc chiến Nam Bắc được CSBV mệnh danh là “cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam”, sự lật lọng được quân CS miền Bắc tôn lên hàng sách lược. Quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bất chấp sự tổn hại của đất nước, nỗi đau của dân tộc, vi phạm các điều khoản trong những hiệp ước vừa mới ký kết. Họ coi sinh mạng con người như cỏ rác, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả dân quân miền Bắc của họ để đạt được tham vọng của một thiểu số lãnh đạo, nhóm người thu tóm quyền lực trong tay luôn luôn lũng đoạn đất nước để củng cố địa vị và cung cúc tận tuỵ phục vụ quan thầy ngoại bang, những thế lực mà bọn chúng dựa vào để tồn tại.

Sau ngày 30/4/1975, CSBV đã đối xử với quân dân miền Nam VN như thế nào, cả thế giới, người quan tâm tới thời cuộc, ai cũng thấy rõ. Hành vi của họ với Dương văn Minh, vị tổng thống đầu hàng vi hiến và nội các chính quyền của ông ta đang chờ đợi chuẩn bị bàn giao cho đối thủ (ông gọi là người anh em bên kia) giống như một lũ côn đồ đi áp chế người hiền lương, không có tinh thần mã thượng của người chiến thắng. Sau đó là những nhục mạ đê tiện nhất cho toàn thể quân và dân miền Nam trong suốt một thời gian dài. Quân cán chính phục vụ cho chế độ miền Nam bị rủa sả là bọn lính đánh thuê, tay sai của đế quốc Mỹ. Dân miền Nam thì bị họ khinh miệt là đi làm bồi, làm điếm cho Mỹ để hưởng chút bơ thờ sữa cặn. Khi xua quân tràn vào các làng mạc phố thị miền Nam, choáng ngợp trước cảnh sung túc của xã hội miền Nam dù trong khói lửa chiến tranh so với xã hội miền Bắc nghèo nàn lạc hậu của họ vẫn hơn hẳn một trời một vực thì họ lại chề môi chế nhạo là phồn vinh giả tạo.

Khinh miệt dè bỉu nhưng họ tìm mọi cách công khai hoặc ngấm ngầm để chiếm đoạt hết hầu như những gì người dân miền Nam đang có. Từ việc gán ghép tội Việt gian, vu oan giá hoạ cá nhân để giết người cướp của đến các sách lược quy mô ảnh hưởng đến toàn dân tộc như tập trung cải tạo, đi kinh tế mới, cải tạo tư sản, tổ hợp, nông trường, mục đích cuối cùng vẫn là tiêu diệt con người miền Nam cũ hoặc cướp giựt hết mọi của cải vật chất, nhà cửa đất đai và mọi phương tiện sinh sống, phải chết dần chết mòn, hoặc có tồn tại cũng chỉ là một cuộc sống lây lất qua ngày. Một sự trả thù rất hèn hạ đê tiện.

Chính sách trả thù hèn hạ và thái độ tiểu nhân đánh người ngã ngựa đó, cho đến nay, sau hơn hai mươi năm “đổi mới” của họ, một chính sách đổi mới mà đúng hơn phải gọi là đổi chiều, từ một chiều hướng lấy chuyên chính vô sản làm nền tảng chống lại những thể chế tự do được họ gộp chung là chủ nghĩa tư bản, gây ra những cuộc chiến đẫm máu mà họ thưòng tự hào là cuộc chiến một mất một còn “ai thắng ai?”, họ quay ngoắt 180%, phản bội lại cái lý tưởng XHCN, thế giới đại đồng, ôm ấp lấy nền kinh tế thị trường nhằm mục đích bảo vệ cái thể chế đang rã rệu của họ. Đồng thời, với bản chất lật lọng, vẫn còn cố gắn thêm cái đuôi “định hướng XHCN”.

Người sống đã đành, người chết cũng bị những đòn thù ác nghiệt. Trong khi họ xây dựng tô điểm các liệt sĩ của họ khắp đất nước, các nghĩa trang tử sĩ của miền Nam bị hạ nhục, đập phá, các bia mộ bị cưỡng bức dời đi hoặc huỷ hoại. Một số nghĩa trang còn lại như Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà tuy còn tồn tại, nhưng trong một thời gian rất lâu, bị bỏ hoang phế vì thân nhân bị cấm vào thăm viếng, tu bổ chăm sóc. Vài năm gần đây, họ còn có dã tâm muốn xoá sạch Nghĩa Trang này khỏi một phần của lịch sử VN khi biến nó thành một nghĩa trang dân sự.

Ba mươi lăm năm sau ngày tàn cuộc chiến, nhiều người cho rằng người CS miền Bắc đã thay đổi. Chính họ cũng nghĩ rằng họ đã thay đổi. Nhưng thực sự có như vậy? Cuộc sống của cán bộ đảng viên có thay da đổi thịt, trái lại, đại đa số nhân dân vẫn lầm than cơ cực, chạy ăn từng bữa. Điều khôi hài đến chảy nước mắt là sau khi bị áp lực phải thay đổi để tồn tại vì những chính sách sai lầm của họ đưa đất nước đến bờ vực thẳm thì họ trâng tráo vỗ ngực tự xưng công lao rằng nhờ có đảng CSVN lãnh đạo mới có đổi mới.
Cầu cạnh bang giao với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, những quốc gia đã tiếp tay hỗ trợ cho quân dân miền Nam chống lại họ, CS Bắc Việt không cảm thấy trơ trẽn khi lúc nào cũng lên án quân dân miền Nam là tay sai bán nước của Mỹ Nguỵ phục vụ cho nhu cầu của đế quốc. Miền Nam bán nước hay không, thực tế đã rõ ràng, trong suốt cuộc chiến, miền Nam VN chưa hề mất một tấc đất. Ngày nay, dưới chế độ cầm quyền của CSVN, bao nhiêu biển đảo, bao nhiêu đất rừng, bao nhiêu tài sản của đất nước đã mất vào tay ngoại bang phương Bắc và trong tươg lai bao nhiêu hay cả nước sẽ còn mất nữa?

Đối với người Việt thì sao? CS Bắc Việt hiện làm gì với người trong nước đang bị họ nắm quyền sinh sát trong tay? Họ khủng bố đàn áp những dân oan, những kẻ đi đòi công lý, những người đấu tranh cho các quyền căn bản tối thiểu của con người, cho tư do dân chủ và cho cả quyền yêu nước chống bọn bá quyền bành trướng xâm lươc phưong Bắc để giành lại chủ quyền đất nước. Họ trấn áp bằng mọi phương cách không loại bỏ bất cứ thủ đoạn hèn hạ đê tiện nào, như vậy là thay đổi?

Với người Việt ở hải ngoại không kiềm chế được thì CS Bắc Việt kêu gào xóa bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải. Đối với những người đã có quá nhiều kinh nghiệm về sự gian trá lật lọng của CS, không bị lợi dụng nghe theo đường lối họ đưa ra thì bị coi là hận thù mù quáng, chống cộng cực đoan.

CS Bắc Việt có còn hận thù không khi hàng năm vẫn tổ chức ăn mừng lễ chiến thắng miền Nam rình rang, họ vui mừng trên nỗi đau của hàng triệu sinh mạng của cả hai miền Nam Bắc, rồi vẫn tiếp tục sỉ vả những nạn nhân của chiến cuộc tưởng niệm nỗi đau ấy bằng các từ như lũ vong quốc, thù hận cá nhân?
Họ có còn hận thù không khi dùng món mồi lợi nhuận kinh tế để áp lực buộc các quốc gia đã từng cho thuyền nhân tỵ nạn CSVN tạm trú phải huỷ bỏ những đài tưởng niệm thuyên nhân VN, những người đã bỏ mình trên con đường chạy trốn CS đi tìm tự do?

Họ có thực sự muốn hoà hợp hoà giải không khi họ không cho một người nào trong nước, bất kể trí thức hay dân thường, kể cả các cán bộ đảng viên của họ cất lên tiếng nói chỉ trích phản đối đường lối cai trị độc tài và những chính sách sai lầm đi ngược lại lợi ích dân tộc của họ?

Họ có thực sự hoà hợp hoà giải không khi cái chính sách trả thù vô lý hèn hạ của họ sau ngày tàn cuộc chiến vẫn còn di hại cho đến ngày hôm nay. Quân dân miền Nam VN không hận thù vì những thiệt hại về sinh mạng và vật chất trong chiến tranh, không oán ghét vì phải chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam chống lại một chính nghĩa giải phóng bịp bợm, không tức tưởi vì bị bức tử. Quân dân miền Nam oán hận vì những gì người CS VN đã làm sau cuộc chiến: gia đình tan nát, đất nước kiệt quệ, xã hội ngược ngạo luân lý đảo điên. Hãy so sánh cảnh sống xa hoa phù phiếm của cán bộ đảng viên và con cháu họ từ trong nước đến hải ngoại và cuôc sống khó khăn của hàng triệu gia đình quân cán chính miền Nam trong suốt ba mươì lăm năm qua, nạn nhân của không những một vụ cướp tập thể lớn lao nhất lịch sử, mà còn là nạn nhân của chính sách phân biệt lý lịch, gia đình không có kế sinh nhai, con cháu không được học hành lên cao. Những thương phế binh của quân đội miền Nam bị đuổi ra khỏi các bệnh viện, quân y viện trong khi thân mình còn đầy thương tích băng bó, ba mươi lăm năm sau họ vẫn còn đang lê lết tấm thân tàn đi kiếm sống qua ngày. Hãy hỏi những người này có còn hận thù không? Người CSVN đã làm những gì ngày hôm nay để hoà hợp hoà giải với họ?

Đối với người viết bài này, trước đây, hận thù không phải không có sau những năm dài tù tội trong trại tập trung cải tạo, qua những mất mát của cá nhân, của gia đình, của bạn bè thân nhân. Tuy nhiên, qua sự may mắn định cư ở nước ngoài, những thù hận cá nhân dường như đã phai mờ. Những đau thương tủi nhục trong chốn lao tù, những vất cả cơ cực của cái thời còn trong nước dưới chế độ CS dù có đôi lúc bị ám ảnh cũng không đưa đến quyết tâm phải trả thù. Cái tâm trạng này khi bàn luận với bạn bè được nhiều người chia sẻ.

Có oán ghét chăng là những hành xử người CSVN hiện nay. Họ không làm gì hết để sửa đổi những sai trái của họ trong quá khứ gây đau thương cho những nạn nhân của họ, không phải chỉ một thế hệ mà thế hệ con cháu vẫn đang gánh chịu những hậu quả thê thảm. Họ vẫn tiếp tục huyênh hoang tự đắc trước những sai lầm trong quá khứ, tiếp tục bịt mắt nhân dân để che giấu những hành vi xấu xa của họ, lừa bịp những kẻ nhẹ dạ tin tưởng vào sự tuyên truyền dối trá. Nỗi đau lớn nhất là không làm được gì khi họ lợi dụng độc quyền cai trị để dâng cúng đất đai tài sản của đất nước cho quan thầy phương Bắc để làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lực cho họ.

Bởi vậy, với những người luôn luôn trách cứ người Việt Hải Ngoại đã mấy chục năm qua rồi, sao vẫn còn chống cộng điên cuồng, hận thù mú quáng, người viết xin có đôi lời: nếu CSVN thực sự không thù hận và có thực tâm hoà giải, trước hết, không ăn mừng chiến thắng, không gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng, hãy đổi nó thành ngày hoà hợp dân tộc. Tức khắc bàn thảo để đưa ra những chính sách sửa đổi những sai trái của mình trong quá khứ, cố gắng giải quyết từng bước những bất công người dân miền Nam đã gánh chịu từ bao năm qua, không bóp nghẹt tiếng nói của người dân, sẵn sàng chịu đối thoại trên căn bản đồng cân đồng lượng, tương kính lẫn nhau. Ít nhất đó là bước đầu cho một sự hoà hợp hoà giải tiến đến thực sự đa nguyên.

Cứ như tình trạng hiện nay, người viết chỉ xin có một lời, ba mươi lăm năm nhìn lại: hận thù đã vơi, niềm đau chưa dứt.

Phương Duy 30/4/2010

Thầy cũ trường xưa





Monday, May 10, 2010

Lịch sử Phú Quốc

• Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
• 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
• Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
• Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
• Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
• Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
• Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
• Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên.
• Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).
• Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Friday, May 7, 2010

Chiến Sĩ Vô Danh







Gửi súng cho tao